Người Mở Nước Phía Nam



Nguyễn Hữu Châu (1650-1700) là viên tướng trẻ thời chúa Nguyễn. Cha của ông là Nguyễn Hữu Dật từng góp công lớn cho chúa Nguyễn lúc gìn giữ đất Quảng Bình, đối đầu có hiệu quả với chúa Trịnh. Ông chào đời lúc cuộc chiến nói trên đang xảy ra, từng lập công nhưng chưa có gì xuất sắc cho lắm. Cuộc chiến chấm dứt ông hơn 20 tuổi.

Thành tích lớn của ông là góp phần tích cực, lập công đầu trong việc mở nước về phía Nam. Được lãnh trách nhiệm trấn thủ Bình Khang (Nha Trang), ông góp phần ổn định vùng Phan Rang, Phan Thiết. Nhờ ông mà vùng Bình Thuận trở thành lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian ngắn.

Việc mở nước về phía Nam, vượt đèo Ngang đã xảy ra hồi đời nhà Lý thể kỷ thứ XI, đời Trần. Ta nhớ đến chuyện Huyền Trân Công chúa. Lê Thánh Tôn đã mở cuộc hành quân đến đèo Cả, núi Đá Bia hồi cuối thế kỷ XV, vùng này là Phú Yên. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn xảy ra, đời chúa Hiền và trước đó, nhiều nông dân chán ghét chiến tranh đã kéo vào Nam Bộ, phong trào tự phát. Đáng chú ý năm 1679, những di thần ‘bài Mãn phục Minh” kéo đến, trình diễn với Hiền Vương và được chúa cho phép vào định cư ở vùng Biên Hoà, Mỹ Tho, tức là vùng phì nhiêu của sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Lần hồi, cảng Cù lao Phố (thành phố Biên Hoà) thành hình, đón thương gia nước ngoài. Vùng Sài Gòn cũng phát triển và trở thành căn cứ quân sự quan trọng của Nam Bộ. Dân cư đã làm ruộng có hiệu quả tận Long An, Mỹ Tho, rải rác. ở Quảng Nam vùng Hội An rất phồn thịnh, trở thành một hải cảng lớn. Nhờ chiến tranh chấm dứt, chúa Nguyễn Phúc Chu chấn chỉnh trung tâm Huế, chỉnh đốn chùa Thiên Mụ.

Nguyễn Hữu Cảnh trấn đóng ở ải địa đầu Diên Khánh (Nha Trang, còn gọi vùng Bình Khang) trong bối cảnh nói trên.

Năm 1698 – năm mà ta lấy mốc để kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh chúa Minh Vương vào kinh lược phía Nam. Cuộc hành quân diễn ra, vào mua xuân năm Mậu Dần, tính đến nay đã 5 lần Mậu Dần, mỗi lần 60 năm (đáo tuế), tròn 300 năm.

Chức vụ kinh lược quan trọng, thay thế cho chúa để quyết định những vấn đề lớn.

Theo đường biển, đạo quân của Nguyễn Hữu Cảnh gồm quân sĩ của xứ Quảng Nam và Bình Khang đi ngược dòng Đồng Nai đến Biên Hoà, trú đóng tại cù lao Phố, nơi đã có hải cảng sầm uất. Ông đi thanh tra vùng Sài Gòn rồi đặt ra hai đơn vị hành chính của Nam Bộ, lần đầu tiên:

– Huyện Phước Long với ranh giới là vùng Biên Hoà bao la, kể luôn vùng Bà rịa – Vũng Tàu.

– Huyện Tân Bình gồm vùng Sài Gòn ăn xuống Long An, kể luôn vùng Mỹ tho.

Hai huyện này đặt dưới quyền của phủ Gia Định, lần đầu tiên hai chữ Gia Định xuất hiện. Phủ Gia Định có viên cai hạ, lo việc thu thuế, cấp lương bổng, lại có viên ký lục lo về tư pháp.

Một chính sách phóng khoáng được đặt ra. Dân phải đăng ký ruộng đất để đóng thuế. Phần đất chịu thuế thì được hợp thức hoá. Phần đất không đăng ký thì không có chủ quyền. Nghĩa là tuỳ ý người nông dân, đóng thuế phần đất tốt, phần đất xấu thì lậu thuế, chờ xem…

Dân đinh phải đóng thuế thân, hễ đóng thuế thì được khẩn đất. Ai không đóng thuế thì tuỳ ý, không được nhận là dân, tha hồ sống bềnh bồng!

Người dân rất vui mừng vì được chủ quyền đất, được xem như người đứng đắn, không còn mang tiếng xấu là “trốn xâu lậu thuế’, rồi được cử là hương chức hội tề, là cai tổng, có thể diện. Chúa Nguyễn thu thuế, người dân mất chút ít quyền lợi nhỏ nhưng được quyền lợi lớn hơn: được bảo vệ khi có ngoại xâm, quân đội chúa Nguyễn khá hùng mạnh sẽ đủ sức ổn định bờ cõi. Do đó, dân từ Quảng Bình trở vào Bình Định phấn khởi vào Nam.

Xong công việc, Nguyễn Hữu Cảnh trở về Bình Khang (Nha Trang). Năm sau, được tin phía biên giới sắp biến động. Lập tức, ông mở cuộc hành quân lớn với quân sĩ của Quảng Nam, Bình Khang và của Biên Hoà. Quân sĩ theo đường thuỷ, ngược sông Tiền (Cửu Long), lấy thêm quân ở cù lao Giêng, đến Tân Châu rồi tiếng lên Nam Vang (Nông Pênh). Sử chép rõ: Nguyễn Hữu Cảnh đứng trước mũi chiến thuyền, mặc áo giáp, tay cầm gươm, súng đại bác nổ vang. Đối phương đầu hàng ngay, không một ai bị giết. Rồi ông kéo quân về, đến vùng Ông Chưởng thì bệnh nặng nên dừng lại làm lễ ăn thắng trận. Bệnh không thuyên giảm, phải về, đến Rạch Gàm (Mỹ Tho) là mất, đưa về quàn tại cù lao Phố, nơi quàn ấy ngày nay hãy còn ngôi mộ thờ vọng. Rồi đưa về an táng tại Quảng Bình.

Thoại Ngọc Hầu, đời Minh Mạng đã nhớ ơn Nguyễn Hữu Cảnh, cho lập đền thờ ở tại chợ Châu Đốc. Cơ ngơi này trang nghiêm, hàng năm tế lễ với quy mô lớn không kém ngôi đền nào khác ở vùng đồng bằng. Phóng khoáng, bồi dưỡng sức dân, phát triển với văn minh biển, văn minh sông nước, không giẫm chân tại chỗ, lạc quan. Theo ý tôi, đó là bài học lớn của Nguyễn Hữu Cảnh để lại. Chỉ có lòng yêu nước tích cực. Thụ động, không lo phát triển là tụt hậu. Có tích cực mới thấy lạc quan, trong cuộc sống.

Những sử liệu liên quan đến việc đặt tên nước Việt Nam


Tuy vào năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 6 [1054] vua Lý Thái Tông đặt tên nước ta là Đại-Việt, nhưng quốc hiệu này chỉ được dùng trong nội bộ; bấy giờ Trung-Quốc vẫn gọi nước ta là Giao-Chỉ. Thời vua Lý Anh Tông Chính Long Báo Ứng năm thứ 2 [1164], nhà Tống đổi Giao-Chỉ thành An-Nam quốc. Kể từ đó cho đến cuối thời Hậu Lê, tên nước An-Nam được dùng trong việc bang giao với Trung-Quốc; Riêng trong nước, muốn chứng tỏ sự độc lập, vẫn dùng quốc hiệu là Đại-Việt (Ngoại trừ nhà Hồ đặt quốc hiệu là Đại-Ngu). Điều này giải thích tại sao hai nhà viết sử dưới đời nhà Trần, Sử-thần Lê Văn Hưu đặt tên cho bộ sử là Đại-Việt sử ký; trong khi Lê Trắc, sống lưu vong tại Trung-Quốc, phải đặt tên cho bộ sử là An-Nam chí lược.

Trong văn thư giao dịch với nước ta dưới thời Tây Sơn, nhà Thanh vẫn dùng quốc hiệu An-Nam. Sau khi thống nhất đất nước, Gia Long gửi biểu văn sang nhà Thanh xin đặt lại tên nước là Nam-Việt. Việc làm này khiến vua Gia Khánh cực lực phản đối, vì sợ Gia Long dùng tên nước cũ thời Triệu Đà để đòi lại đất của Nam-Việt gồm cả hai tỉnh Quảng-Đông, Quảng-Tây. Gia Khánh lại còn lo Gia Long thừa thắng xông lên, dùng võ lực để dành lại đất, nên ra lệnh báo động đề phòng tại hai tỉnh này. Dưới đây là chỉ dụ của vua Gia Khánh ra lệnh cho Tổng-đốc Lưỡng-Quảng Tôn Ngọc Đình phải đối phó với tình hình, cùng bác bỏ điều xin của Gia Long:

Ngày 20 tháng 12 năm Gia Khánh thứ 7 [13/1/1803]

Dụ các Quân Cơ Đại Thần: Hôm qua Tôn Ngọc Đình tấu dâng biểu văn thỉnh phong của Nguyễn Phúc Ánh [Gia Long], Trẫm đã duyệt đọc kỹ, việc xin phong tên nước hai chữ “Nam-Việt” không thể chấp nhận được. Địa danh “Nam-Việt” bao hàm rất lớn, khảo sử xưa hai tỉnh Quảng-Đông, Quảng-Tây đều nằm ở trong đó. Nguyễn Phúc Ánh là tiểu Di nơi biên giới, tuy hiện nay có được toàn đất An-Nam, bất quá lãnh thổ bằng đất Giao-Chỉ xưa là cùng, làm sao lại được xưng là Nam-Việt. Biết đâu đây không phải là ý muốn khoe khoang tự thị của ngoại Di, xin thay đổi quốc hiệu, để thử bụng [Thiên triều] trước, đương nhiên đáng bác đi. Đã ra lệnh cho Quân Cơ Đại-thần soạn thay một tờ hịch dụ, cùng mang nguyên biểu giao cho Tôn Ngọc Đình trả lại; để xem sau khi nhận được chúng sẽ bẩm báo phúc đáp ra sao, rồi đợi chiếu chỉ mà liệu biện. Ngoài ra Nguyễn Phúc Ánh cầu phong quốc hiệu Nam-Việt, rõ ràng tự thị võ công muốn đòi xin thêm đất. Sợ bọn chúng âm mưu bất trắc, nên lệnh truyền các quan địa phương tại hai tỉnh Quảng-Đông, Quảng-Tây lưu tâm phòng bị vùng biển cùng biên giới, quan ải; không được trễ nải lơ là. Nay truyền dụ các nơi để hay biết. [1]

Nội dung chỉ dụ nêu trên cho thấy triều đình nhà Thanh xử sự theo lối trịch thượng, vua Gia Khánh không trực tiếp gửi chỉ dụ cho vua Gia Long, chỉ giao cho viên Tổng-đốc Lưỡng-Quảng trả lời mà thôi. Gia Long cũng không vừa, coi như văn thư nhận được chỉ là ý kiến riêng của Tôn Ngọc Đình, không xứng đáng là một quốc thư, nên lại một lần nữa yêu cầu thẳng vua Gia Khánh cho đặt tên nước là Nam-Việt.

Ngày 6 tháng 4 năm Gia Khánh thứ tám [26/5/1803]

Dụ các Quân Cơ Đại-thần: Tôn Ngọc Đình dâng tấu triệp xin chiếu chỉ để tuân hành về việc tờ bẩm phúc đáp của Nguyễn Phúc Ánh. Trẫm đã đọc kỹ, Nguyễn Phúc Ánh cho rằng lời dụ lần trước là ý kiến riêng của Tôn Ngọc Đình, biểu văn của y chưa tấu lên trên để được nghe quyết định [của Hoàng-đế], nên lần này vẫn thỉnh phong quốc hiệu Nam-Việt và khẩn xin tấu thay. Trẫm duyệt biểu văn, lời và ý rất mềm dẻo, hết sức cung thuận. Xưng rằng nước y trước kia có đất Việt-Thường, nay lấy thêm đất An-Nam [của Tây Sơn]; không dám quên gốc đã giữ đời nối đời, bèn dùng tên cũ Nam-Việt, đấy là tình thực. Tôn Ngọc Đình hãy truyền hịch cho viên Quốc-trưởng rằng:

“Lần trước đến xin thỉnh phong quốc hiệu, danh nghĩa chưa hợp, nên không dám mạo muội tấu đầy đủ. Nay nhận được biểu phúc đáp, tường thuật đầu đuôi việc dựng nước, xin được phong tên mới, đã thể theo thực tình tâu lên đại Hoàng-đế. Nay nhận được chỉ dụ rằng:

“Viên Quốc-trưởng có lòng thành, lần trước cung kính giao nạp sắc ấn trước đây ban cho [An-Nam] bị Nguyễn Quang Toản bỏ lại, cùng trói giải bọn giặc cướp ngoài biển; lại cung kính thỉnh mệnh, nên được soi xét kỹ tấm lòng thành. Việc cầu phong và dâng biểu cống; đặc dụ chấp thuận. Đến việc xin đặt tên nước là Nam-Việt, thì nước này trước đây có đất cũ Việt-Thường, sau lại được toàn lãnh thổ An-Nam; vậy Thiên-triều phong quốc hiệu cho dùng hai chữ “Việt-Nam”; lấy chữ “Việt” để đằng trước tượng trưng cương vực thời xưa; dùng chữ “Nam” để đằng sau, biểu tượng đất mới được phong; lại còn có nghĩa là phía nam của Bách-Việt; không lẫn lộn với tên nước cũ “Nam-Việt”. Một khi tên nước đã chính, nghĩa của chữ cũng tốt lành; vĩnh viễn thừa hưởng ân trạch của Thiên triều. Hiện đã ra lệnh cho Bồi-thần đến kinh khuyết thỉnh phong, sắc ấn ban sẽ lấy hai chữ đó làm tên. Nước ngươi được ban tên đẹp, xếp vào nước ngoại phiên thần phục, càng đầy đủ sự vinh hiển.”

Tôn Ngọc Đình tiếp nhận chiếu chỉ này, một mặt truyền hịch dụ Nguyễn Phúc Ánh, một mặt sai Ủy-viên bạn tống Sứ-thần nước này đến kinh đô dâng biểu tiến cống. Lưu ý tiết trời nắng nóng, nên cho đi từ từ để tỏ lòng thể tuất. Vào khoảng cuối tháng 7 đến kinh đô, lúc này Trẫm tránh nóng tại sơn trang, gặp dịp Cáp Tát Khắc vào triều cận, lệnh cùng dự yến luôn một thể. Vẫn để viên Sứ-thần khởi trình từ Quảng-Tây, nhật kỳ nhớ báo trước khi đi. Đem dụ này truyền để hay biết.” [2]

Văn bản nêu trên đề cập lời đối đáp khéo léo giữa hai lãnh tụ Việt, Trung. Gia Long tránh né bàn về tên nước thời nhà Triệu, giải thích một cách hợp lý rằng Nam-Việt là tên ghép đất cũ Việt-Thường của cha ông [địa danh xưa thuộc miền nam Việt-Nam từ Thanh-Hóa trở vào] và An-Nam của nhà Tây Sơn. Gia Khánh cũng không vừa, chấp nhận lời giải thích đó, nhưng ghép hai địa danh Việt-Thường và An-Nam theo một cách khác, thành hai chữ Việt và Nam. Kể từ đó ta có tên nước là Việt-Nam.

Theo sử Việt, Thượng-thư Lê Quang Định cầm đầu sứ bộ dâng biểu cầu phong. Ngoài nhiệm vụ này, sứ bộ đã cố gắng bắt liên lạc với người Việt lưu vong tại Trung-Quốc để tìm hậu thuẫn. Lúc bấy giờ, có một di thần nhà Lê tên là Lê Quýnh rất nổi tiếng tại Trung-Quốc, vì khẳng khái không chịu theo lệnh vua Càn long cạo đầu gióc tóc theo phong tục Mãn Thanh. Lê Quýnh bị giam hơn mười năm tại nhà tù Bắc-Sở, Bắc-Kinh; đến đời Gia Khánh thì được tha, nhưng bi quản chế tại một trại lính trong thành. Có lẽ tiếng tăm Lê Quýnh được nhóm phản Thanh phục Minh truyền sang Nông-Nại [Đồng-Nai], nên vua Gia Long biết tiếng Lê Quýnh [3] . Con Lê Quýnh là Lê Doãn Trác xin gia nhập vào phái đoàn để được sang Trung-Quốc tìm cha, được chấp thuận cho làm Hành-nhân.

Chắc Sứ-bộ Lê Quang Định đã bố trí gặp Lê Quýnh tại Trác-Châu để bàn bạc, trước khi vào cung đình triều yết. Nhưng chẳng may việc Lê Quýnh đến Trác-Châu bị tiết lộ; căn cứ vào chỉ dụ của vua Gia Khánh đề cập sau đây, vụ án liên lụy đến một số người:

Ngày 30 tháng 7 năm Gia Khánh thứ tám [15/9/1803]

Dụ Nội Các: Bọn Miên Chí tâu “Người An-Nam tên Lê Quýnh ngầm đến Trác-Châu tìm gặp con y, nay xin giao cho phủ Thuận-Thiên chiếu theo lệ xét xử.”

Lê Quýnh là viên quan của phiên bang nơi biên giới, phạm tội nên bị giam. Vào năm Gia Khánh thứ 5 [1800] được Trẫm đặc cách phóng thích, mệnh an sáp tại ngoài doanh hỏa khí, cấp lương tiền như lính Bát Kỳ; vẫn giao cho quan phụ trách trông coi, không được tự ý đi ra ngoài. Nay Lê Quýnh cùng Lý Bỉnh Đạo nói dối xin đi thăm mộ Lê Duy Kỳ [vua Lê Chiêu Thống], được doanh này cho hai người lính hộ tống. Đi đến khoảng phụ cận cầu Lư-Cấu, Lê Quýnh thừa lúc sơ hở bỏ đi, quân hộ tống chỉ đưa được Lý Bỉnh Đạo trở về, riêng Lê Quýnh thì đi thẳng đến Trác-Châu. Qua viên Tri-châu này thẩm vấn, y khai rằng “Nhân nghe tin trong số Cống-sứ Việt-Nam có con y là Lê Doãn Trác giữ chức Hành-nhân, trên đường đến kinh đô; nên y đi thăm hỏi sự tình.” Bọn Lê Quýnh trú tại xưởng Lam-Điện, làm sao biết được Lê Doãn Trác theo phái đoàn Cống-sứ Việt-Nam đến kinh đô? Huống Sứ-thần nước này đến Trác-Châu vào ngày 25, Lê Quýnh đến ngay vào ngày hôm sau, cớ sao được tin nhanh như vậy? Vả lại bọn Lê Quýnh muốn đi ra ngoài để thăm gặp, thì cứ bẩm lên viên Đại-thần cai quản, để được tâu lên, đợi chiếu chỉ chấp thuận mới có thể đi được. Sao y chưa trình rõ ràng lại ngầm đi [đi chui], quả thực không tuân lệnh quản thúc. Ngoại trừ việc giáng chỉ đem các quan viên trong doanh phân biệt xét xử; nay truyền lệnh doanh phụ trách cùng phủ Thuận-Thiên giải giao bọn Lê Quýnh, Lý Bỉnh Đạo hai người đến bộ Hình để thẩm vấn. [4]

Lời đàn hạch nêu trên có vẻ nghiêm trọng, nhưng cuối cùng chỉ là “giơ cao đánh sẽ.” Những câu hỏi quan trọng như “Tại sao Lê Quýnh biết được con mình đến kinh đô? Tại sao biết Sứ-thần Việt-Nam đến vào ngày 25?” ắt phải liên quan đến sứ bộ Việt-Nam lúc bấy giờ, nhưng có lẽ vì lý do ngoại giao nên lờ đi không nhắc đến. Sau khi thẩm vấn, Lê Quýnh được tha, cho quản chế tại xưởng Lam-Điện như cũ, riêng viên quan chuyên trách quản lý Lê Quýnh thì bị đày đi Ô-Lỗ-Mộc-Tề; nội dung được đề cập qua chỉ dụ dưới đây:

Ngày 15 tháng 8 năm Gia Khánh thứ tám [30/9/1803]

Lại dụ Nội Các: Bộ Hình đã đem viên Tham-lãnh Bảo Thiện đối chất xác minh với Lê Quýnh rồi soạn tấu triệp trình lên như sau:

“Bọn người An-Nam Lê Quýnh cư trú tại xưởng Lam-Điện, do Tham-Lãnh Bảo Thiện chuyên trách quản lý. Nhân Lê Quýnh xin phép đi thăm Cống-sứ, Bảo Thiện không bẩm lên quan Đại-thần cai quản, bèn tự chấp thuận cho đi, hành động thuộc loại chuyên quyền tự ý. Khi Lê Quýnh cung khai việc này, viên Đại-thần cai quản đích thân hỏi viên Tham-lãnh, y không thừa nhận; rồi Quân Cơ Đại-thần chuyển chiếu chỉ hỏi tường tận, sau ba bốn lần cung khai y vẫn không nói rõ sự thực. Đến khi giải giao Bảo Thiện đến bộ Hình đối chất với Lê Quýnh, y không còn bao che được, rốt cuộc phải thừa nhận.”

Y thuộc lọai giảo hoạt, nếu chỉ giao về bộ nghị xử thì e quá nhẹ; nay truyền lệnh cách chức Bảo Thiện, phát vãng đến Ô-Lỗ-Mộc-Tề [5] hiệu lực, để chuộc tội. Còn bọn Lê Quýnh, Lý Bỉnh Đạo đã được hỏi rõ và cũng không phải ngầm đi, mọi việc đều hợp lẽ; nay lại giao cho doanh Hỏa-Khí an sáp tại xưởng Lam-Điện, hãy lưu tâm quản thúc, không được tự ý đi ra ngoài sinh chuyện. Điều cung khai rằng Lê Quýnh trên đường đi tình cờ gặp viên quan Mông-Cổ họ A, còn đơn vị hiệu cờ cùng tên thì không nhớ rõ; cũng không cần tra cứu thêm nữa. [6]

HBT
[1]Hồ Bạch Thảo, bản dịch Cao Tông Thực Lục trang 250, phần chữ Nho trang 411.
[2]Bản dịch Cao Tông Thực Lục, trang 251, phần chữ Nho trang 413
[3]La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập 2, trang 924; trích lại từ Quốc Sử Di Biên của Thám-hoa Phan Thúc Trực.
[4]Bản dịch Cao Tông Thực Lục, trang 253, phần chữ Nho trang 414.
[5]Ô-Lỗ-Mộc-Tề: Địa danh, thuộc tỉnh Tân-Cương.
[6]Bản dịch Cao Tông Thực Lục, trang 255, phần chữ Nho trang 416.

Ai giết Lê Lai?


Ai giết Lê Lai
Giặc Minh hay Lê Lợi ?
Tại sao “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ”
không chép chuyện “Lê Lai liều mình “?

Giới thiệu : Bài này đã đăng trong Tạp chí Xưa và Nay số 52 B vào tháng 7 năm 1998, sau đó có nhiều bài tranh luận về đề tài này trên các báo ở Việt Nam. Một buổi hội thảo đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1999 tại Việt Nam với sự tham gia của nhiều nhà sử học và các Giáo Sư của các trường Đại Học chuyên ngành về lịch sử.
Song song, không hẹn trước, đề tài cũng được tranh luận trong tháng 4 và 5 năm 1998 trên các báo Hương Sen và Diễn Đàn (tại Paris).
Bài này cũng đăng trên các trang Quốc Học và Hồ Đắc Duy.

Chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa là một hành động hy sinh vì đại nghiã rất đáng cho người đời sau ghi nhớ . Ở Thành Phố H.C.M ,đại lộ Lê Lợi chạy từ Nhà Hát Thành Phố đến Chợ Bến Thành, nối liền là đường Lê Lai chạy cho đến Nhà Thờ Huyện Sĩ. Trong nhân gian cụm từ ” Hăm mốt Lê Lai,hăm hai Lê Lợi ” cũng nói lên lòng kính trọng đối với ngày giỗ của hai vị anh hùng này. Những vị cao tuổi bây giờ , ngày xưa học tiểu học cũng đã từng học chuyện” Lê Lai liều mình cứu chúa” .Trong “sử ký lớp ba” do sử gia Trần Trọng Kim soạn, Nha Học Chính Bắc Kỳ ấn hành đã được dùng làm sách giáo khoa dạy trong các trường . Nếu không nghiên cứu thêm các sách sử khác mà cứ một mực tin theo như thế và lòng tin ấy vẫn kéo dài hằng mấy mươi năm ,có thể cho đến khi chết vẫn yên trí như vậy, không biết điều đó có thật đúng như vậy hay không?
Với những người yêu môn sử học,có nghiên cứu thì thấy chuyện này lại khác. Nhiều nghi vấn được đặt ra:

* Lê Lai cứu chúa ở trận nào, thời gian nào ?

* Ông có bị quân Minh bắt không ?

* Hay ông còn sống và sau đó chết vì tay Lê Lợi ?

Về việc này mỗi nhà viết sử viết một khác.

a. Theo Dực Tông Anh Hoàng Đế (vua Tự Đức ) trong Ngự Chế Vịnh Sử Tổng Luận cuốn 5 trang 49 “…..Có lần vua Lê Thái Tổ tiến đóng ở Lạc Thủy bị quân nhà Minh vây sát, vua yếu thế, lén rút về ở núi Chí Linh, giặc Minh rút lui để trở lại tấn công xứ Mỹ-Lộng, sách Hà Đã.

Trong tình cảnh nguy khốn, quân ít thế cô lại nhiều lần bị quân Minh vây hiếp, vua ban hỏi các tướng lãnh”trong các tướng có ai bằng lòng đem mình thay ta ra đánh ở Tây Đô để làm mồi nhử cho giặc bắt, trường hợp đó ta sẽ rảnh tay chiêu tập quân sĩ để sau này mưu đồ đại sự.”

Lê Lai liền tình nguyện đảm đương việc này bèn xuất binh đến thành Tây Đô khiêu chiến và mặc áo Ngự bào, tự xưng Bình Định Vương. Quân giặc trông thấy người mặc áo vàng tưởng là Bình Định Vương thật, bèn đem hết quân đến vây và bắt sống; đem về rồi giết … Nhờ thế Bình Định Vương được nghỉ ngơi vài năm để lo tích dưỡng binh đội mà quân Minh không hề để ý đến.

b. Theo Ngô Thì Sỹ trong Việt Sử Tiêu Aùn trang 298 thì ” … Trước Vương khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, người Minh lùng bắt mãi, bèn mưu cùng tướng tá rằng ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghĩ để mưu đồ cử binh lần sau. Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy, Vương lạy khấn trời nói ; “Lê Lai đem thân mà thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn”. Lê Lai liền tự xưng là Bình Định Vương, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Bình Định Vương đã chết. Người Minh cũng tin là thật không lưu ý. Đến lúc này Vương rời đồn đến Mang Thôi, …. Lý Bân Phương Chính (tướng Minh) đem 10 vạn quân đến vây .Vương phục binh ở Thị Lang tập kích địch….”.

c. Theo Phan Huy Chú, trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí trang 332, chỉ nói Lê Lai vì nước bỏ mình… cho nên không riêng chép ra mà chỉ nhân thể chú phụ vào sau thôi – trong phần chú thích có ghi “Lê Lai là người làng Dụng Tú huyện Lương Giang. Lúc mới khởi binh bị tướng Minh vây chặt, vua hỏi các tướng bàn xem đổi áo đánh lừa giặc như việc Kỷ Tín ngày xưa, Lê Lai xin đi bèn mặc áo bào đem quân xông vaò hàng trận của giặc, đánh đuối sức và bị bắt , vua nhân dịp này trốn thoát.

d. Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt Thông Sử “… Đóng ở Mang Cốc trong núi Linh Sơn hơn 10 ngày, phải dùng mật ong trộn với vũ dư lương làm bữa ăn rất là khốn đốn. Hoàng Đế bèn hỏi các Tướng: “có ai dám bắt chước Kỷ Tín thời xưa không ?”. Người ở thôn Dụng Tú là Lê Lai khẳng khái vâng mệnh, tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua,xưng là vua Lê Lam Sơn, dẫn quân ra đánh quân Minh, quân Minh mừng rỡ liền dồn cả lực lượng vây chặt Lê Lai, ông chống cự đến kiệt sức rối bị bắt, quân Minh dẫn ông về thành Đông Quan giết chết, chúng liền lui binh, ta thoát nạn…

e. Trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thấy viết ” … về Chí Linh lần thứ hai tháng tư năm Kỷ Hợi (1419) quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương lui tới bèn đem binh đến vây đánh, Vương bị vây nguy cấp lắm bèn hỏi các tướng rằng có ai làm được như Kỷ Tín ngày trước chịu chết cho vua Hán Cao không? Bấy giờ Lê Lai liều mình vì nước xin mặc áo bào cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân nhà Minh tưởng là Bình Định Vương thật xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.

f. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí lại viết ” … Lê Lai người thôn Dựng Tú huyện Thụy Nguyên, Thái tổ khởi nghĩa bị quân Minh vây hãm, các tướng bàn mưu cho một người mặc áo bào giả làm Bình Định Vương để đánh lừa giặc theo như việc cũ của Kỷ Tín nhà Hán, Lê Lai xin làm việc ấy vì vậy Thái tổ mới lén ra đi năm Thuận Thiên thứ nhất được tặng thái ký…”

g.Trong Đaiï Việt Sử Ký Toàn Thư, cuốn thứ X có lẽ do Phan Phu Tiên viết là chính sau này các sử quan khác như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy nhuận sắc thêm thì chỉ có ghi theo biên niên các trận đánh mà ở đó Lê Lợi khốn đốn vì bị vây hãm và hết lương.

1. Mùa xuân tháng giêng ngày Canh thân, vua khởi binh ở Lam Sơn (1418) , ngày mồng 9 tháng ấy bọn nội quan nhà Minh là Mã Kỳ đem đại binh tới uy hiếp vua ở Lam Sơn, vua bèn lui quân đến đóng ở Lạc Thủy, ngày 13 dời quân đến núi Chí Linh. Ngày 16 giặc đi lối tắt đánh úp đằng sau vua bắt mất gia thuộc của vua và rất nhiều vợ con của quân dân. Tháng 2 vua hết lương, không còn gì để nổi lửa gặp khi giặc lui quân bèn về đắp thành ở đất Lam Sơn.

2. Tháng 4 năm Kỷ Hợi (1419) vua đánh đồn Nga Lạc, tháng 5 đóng ở sách Đà Sơn, quân Minh tiến đánh vua phục kích ở Mường Chách… ít lâu sau dời sang Mường Thôi rồi lại về Vu Sơn.

3. Tháng 10, năm Canh Tý (1420) quân ta đánh nhau với quân Minh ở Mường Nanh.

4. Từ năm 1420 – 1422 lúc nào cũng có giao tranh với quân Minh.

5.” Mùa đông tháng 12 năm Nhâm Dần (1422) quân ta bị giặc Minh vây ở Sách Khôi, vua bảo các tướng sĩ ” giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào thoát. Đây chính là tử địa mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết. Vua nói xong chảy nước mắt, các tướng sĩ đều xúc động tranh nhau liều chết quyết chiến….Vua đem quân về đóng ở núi Chí Linh, quân lính hết lương, hơn 2 tháng chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi, vua giết 4 con voi và cả ngựa của mình cưởi để nuôi quân sĩ….”

Từ trận đó cho đến khi toàng thắng giặc Minh vào năm 1428 không có trận nào mà Lê Lợi bị vây khốn nữa.

Theo như lời của vua Tự Đức có lẽ việc Lê Lai đổi áo bào cho Lê Lợi là trong trận ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418) hoặc tháng hai năm đó – xứ Mỹ công sách Hà Đã có lẽ là vùng thượng lưu sông Chu, phía trên Lam Sơn.

Theo Ngô Thời sĩ thì có lẽ hành động của Lê Lai được thực hiện trong trận tháng 5 năm Kỷ Hợi (1419) khi quân Minh tiến đánh Lê Lợi ở sách Đà Sơn.

Còn Phan Huy Chú thì không ghi rõ địa điểm cũng như thời gian của việc này.

Lê Qúy Đôn thì ghi “đóng quân ở Mang Cốc trong núi Chí Linh hơn 10 ngày hết lương…” và hành động mặc áo bào của nhà vua xưng là Lê Lam Sơn có thể vào mùa đông tháng 12 năm1422 trong khi đó Trần Trọng Kim thì ghi rõ là tháng 4 năm1419.

Một điều đáng ngạc nhiên là sử gia các đời về sau đều chép truyện Lê Lai liều mình cứu chúa .Trong khi nhóm sử thần đời Lê lại không ghi chuyện này.Trong Đại Việt Sử Ký Tòan Thư phần bản kỷ , quyển số 10, trang 27b chỉ thấy chép : “Ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427) giết Tư Mã Lê Lai , tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công nói năng khinh mạn ”

Điều này cho phép ta hiểu rằng chuyện Lê Lai đổi áo giả làm Lê Lợi là có thật nhưng ông đã may mắn thoát khỏi tay quân giặc để trở lại hàng ngũ kháng chiến .Nghĩa là ông vẫn còn sống cho đến năm 1427 tức là 8 năm sau mới bị Lê Lợi ra lệnh giết chết

” Điểu tận cùng tàng” chim hết thì cung tên xếp xó; thỏ hết thì chó săn bị bắt ra làm thịt, việc giết công thần sau khi đã làm nên nghiệp lớn là việc thường xảy ra dưới thời đại phong kiến.Hán Cao Tổ giết Hàn Tín, Việt Vương Câu Tiễn giết Văn Chủng , Phạm Lãi nhờ trốn sang nươc Tề rồi vào đất Đào, cải tên là Đào Chu Công mới may còn sống sót.

Theo nhận xét của các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ,quyễn X ,trang 75b viết : “Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay,thi hành chính sự thực rất khả quan….song đa nghi hiếu sát là chổ kém “. Khi thành công trong việc giành lại độc lập – Lê Lợi đã giết chết nhiều công thần đã sát cánh cùng mình trong gian khổ chiến đấu. Ngày 10 tháng giêng Mậu thân ( 1428 ) giết Trần Cảo,Năm 1429 giết Trần Nguyên Hãn , Năm 1431 giết Phạm Văn Xảo … vì lo rằng sau này họ có chí khác nên bên ngoài thì đối xử theo lẽ tiết hậu nhưng trong lòng lại rất ngờ vực.

Lê Lợi đã ra lệnh giết chết Lê Lai cũng nằm trong ý đồ này

Thêm một yếu tố xác định việc thanh toán này là trong danh sách ban biển ngạch công thần cho 93 người vào ngày 3 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1429 ) không có tên của Lê Lai và suốt các đời vua Lê về sau trong các lần phục hồi công trạng cho các công thần bị hàm oan cũng không thấy có tên Lê Lai mà chỉ nói đến tên của Lê Lâm và Lê NIệm là con và cháu nội của Lê Lai mà thôi.Mãi cho đến năm Nhâm Tý (1672) Lê Gia Tông niên hiệu Dương Đức năm thứ nhất mới thấy phục hồi cho Lê Lai hạ .Lê Gia Tông hạ chiếu giảm bớt ruộng thế nghiệp của các công thần thời Lê sơ, ngoại trừ Lê Lai (sách Biên Niên Lịch Sứ Cổ Trung Đại Việt Nam trang 320 )

Giết một người đã chết thay cho mình ,để mình được sống mà bảo tòan lực lực lượng,đổi nguy thành an, sau này lên ngôi Hòang Đế ; giết mà còn tịch thu gia sản sau khi đã thề thốt nặng lời ” Lê Lai đem thân mà thay chúa , nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi , bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn ” quả Lê Lợi đã làm một việc thật là……… Nếu các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chuyện” Lê Lai liều mình” và sau đó còn ghi việc Lê Lai bị giết thì khác nào bêu xấu Lê Lợi ,điều mà các vua Lê không lấy gì thích thú .Có thể các sử gia có chép chuyện “Lê Lai đổi áo” vì rằng đó là một sự kiện đáng tự hào, không thể không ghi, nhưng khi dâng vua xem thì e rằng vua hạ lệnh “biên tập ” đi chăng !

Còn tại sao các sử gia như Lê Qúy Đôn, Trần Trọng Kim và ngay cả vua Tự Đức không ghi việc Lê Lợi giết Lê Lai vào năm 1427 là vì họ đã cho giặc Minh bắt và giết Lê Lai ngay lần cứu chúa vào năm 1419 rồi còn đâu nữa ! Chỉ có Ngô Thì Sĩ là không ghi ai đã giết Lê Lai , còn Phan Huy Chú thì chỉ nói khaí quát là “Lê Lai vì nước bỏ mình”…

Trong sách Lịch Sử lớp 7 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ấn bản lần thứ 9 tháng 7/1996 đang được dạy tại các trường Phổ Thông, trang 69 viết: ” Trước tình thế hết sức nguy hiễm,Lê Lai liền cải trang làm Lê Lợi chỉ huy một đội quân cảm tử xưng là chúa Lam Sơn, xông thẳng vào vòng vây của địch.Quân Minh dồn hết sức hướng về phía Lê Lai . Chúng bắt được Lê Lai và đội quân cảm tử đem giết hết.”

Một câu hỏi cần thiết phải đặt ra: Có nên sửa lại bài học lịch sử này hay không ? và nếu không thì phải giải thích chuyện Lê Lợi ra lệnh giết Tư Mã Lê Lai vào ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427 ) như thế nào ? Rất mong được các bật cao minh đóng góp ý kiến ,nhất là các nhà sử học .

Hồ Đắc Duy

Một bức ảnh cảm động – Hòa thượng Thích Quảng Đức


Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn năm 63 để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm.Người cháy bùng bùng mà ông ý vẫn ngồi yên 1 chỗ,không kêu la gì cả,sợ thật.
Tấm hình này đã giúp Malcolm Browne đoạt giải Pulitzer

Hình ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu năm xưa

Chiếc xe mà Bồ Tát Thích Quảng Đức đã dùng để đi tự thiêu năm xưa hiện đang được lưu giữ ở chùa Thiên Mụ ( Huế )

Trái tim bất diệt
của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Ngay sau khi Thày Quảng Đức tự thiêu, mọi người đã ngạc nhiên khi hay tin Trái tim của thày đã không bị thiêu hủy cùng ngọn lửạ Từ đó đến nay suốt thời gian ngót 37 năm qua, người Việt Nam luôn luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi: Tại sao trái tim của ngài không bị đốt cháỷ Đây là câu hỏi không những ám ảnh những người bình thường mà còn ám ảnh đối với nhiều khoa học gia, nhiều nhà thần học cũng như các nhà nghiên cứu về những điều kỳ diệu của thế giới vô hình. Tuần qua, nhật báo Người Việt Hoa Kỳ đã đăng tải bài viết của ông Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, trong đó tác giả đã trình bầy lý do vì sao trái tim của Thầy Quảng Đức vẫn còn nguyên vẹn sau khi nhục thể của Thầy bị thiêu thành tro bụi trong lửa đỏ. Mời quý độc giả theo dõi nguyên văn bài viết của tác giả đăng ở trang 3.

Mười ba năm sau ngày Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu, tôi được nghe một Bạn Đạo của Ngài kể lại: “Vì sao Ngài để lại Trái Tim”, như một huyền thoại, như một giai thoại Thiền thời đạị Người kể là Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đâỵ Thời gian là vào đầu năm 1976 và địa điểm là Trại Cải Tạo Suối Máu, Tam Hiệp, Biên Hòạ Vào thời gian trước khi bị đưa ra Bắc, tôi được giam chung với hai vị Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long và Thích Độ Lượng là những người lãnh đạo ngành Tuyên Úy Phật Giáo trong Quân Đội Miền Nam trước 1975. Nhờ cơ hội đó, tôi đã học hỏi được rất nhiều về Phật Pháp, về đức độ và về công hạnh của Ngài Thanh Long. Cũng nhân dịp này, tôi đã đặt câu hỏi về “Trái Tim Ngài Quảng Đức” có thật không và chuyện xảy ra như thế nào?

Hòa Thượng Thanh Long đã trừng mắt nhìn tôi rồi nói: “Đó là sự thật một trăm phần trăm, thế cậu không tin à?” – Ngài thường dùng chữ cậu để xưng hô với tôi cho thân mật theo kiểu Bắc, thay vì dùng chữ anh hay đạo hữu – Và tôi trả lời: “Không phải con không tin về chuyện trái tim có thật hay không. Điều con thắc mắc là tại sao thiêu mà trái tim không cháy”.

Hòa Thượng đã mỉm cười và ôn tồn nói: “Chính chúng tôi cũng không ngờ và chính tôi là nhân chứng về chuyện này, giờ tôi kể cho cậu nghẹ” Rồi Ngài bắt đầu thuật lại như sau:
“Tôi không nhớ rõ thời gian bao lâu trước ngày Thày Quảng Đức tự thiêu, trong một buổi họp kín giữa những thành phần lãnh đạo cuộc đấu tranh Phật Giáo tại chùa Xá Lợi, trong đó có tôị Sau khi bàn thảo xong các việc, đến phần linh tinh thì Thày Quảng Đức giơ tay, xin ghi tên tự thiêụ Vì là chỗ thân tình, mà cũng để đùa với ông, nên tôi nói: “Này Thày ơi! Mấy vị thiền sư khi chết thường để lại xá lợi đấy nhé. Vậy Thày định để lại cái gì?” Ngay lúc đó, theo phản ứng tự nhiên ông trả lời tôi: “Để lại trái tim được không?” Tôi đáp: “Được chứ, tốt lắm, tốt lắm!” Sau buổi họp hôm đó, tôi đã gọi Taxi đưa Thày Quảng Đức về chùa Quán Âm trước, rồi sau mới về chùa mình. Thời gian tiếp theo vì bận Phật sự và việc đấu tranh tôi cũng quên đi chuyện nàỵ

Đến ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão tức ngày 11 tháng 6 năm 1963 thì Thày Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt vào lúc 11 giờ trưạ Khi đó tôi đang ở chùa Xá Lợi họp. Lúc đó tình hình rất căng, vì nằm trong thành phần lãnh đạo nên tôi ở luôn tại chùa Xá Lợi để được bảo vệ chứ không về chùa nữạ Nhục thân Thày Quảng Đức được mang về chùa Xá Lợi nên các Phật tử thường xuyên đến viếng, ngày đêm hàng ngàn ngườị Mãi năm ngày sau mới đem xuống thiêu tại An Dưỡng Địa Phú Lâm.

Vào chiều ngày 16-6-63, một thày trẻ phụ trách việc thiêu đã chạy về chùa Xá Lợi bạch rằng đã thiêu xong, nhưng không hiểu sao trái tim chưa bị rã, tôi và các vị lãnh đạo cho lệnh tiếp tục thiêu thêm 6 giờ nữạ Sáng ngày hôm sau, cũng thày trẻ trên đã về chùa Xá Lợi tay cầm trái tim mầu nâu cứng với nước mắt đầm đìa, nói rằng đã thiêu thêm lò điện không chỉ 6 giờ mà đến 10 tiếng đồng hồ nhưng trái tim vẫn còn, nên đành chịu mà phải mang về trình lên Hội Đồng Viện. Lúc đó tôi nghĩ ra (`ng trái tim thuộc loại cơ nhục nên có lẽ không cháy, thôi thì để thờ. Bốn ngày sau, một Thượng Tọa bên Nguyên Thủy viên tịch cũng đem thiêu thì cốt thành tro hết, lúc đó tôi mới suy nghĩ và nhớ lại câu nói đùa của tôi và lời hứa của Thày Quảng Đức trong ngày ghi tên xin được tự thiêụ Và tôi tự giải thích rằng: Trong khi Thày Quảng Đức ngồi thiền để tự thiêu thì Thày đã dùng lửa Tam Muội là một thứ nội hỏa đốt đi trái tim của mình, khiến trái tim đã hóa thạch mà lửa thường không thể đốt nổị Lửa Tam Muội đã khiến trái tim Thày Quảng Đức thành Kim Cang bất hoạị”

Trên đây là tất cả những lời Hòa Thượng Thanh Long đã kể lại cho tôi nghe 24 năm về trước, tính đến hôm naỵ Nếu kể từ ngày Ngài Quảng Đức tự thiêu thì đến giờ đã 37 năm rồị Hôm nay, nhân sa (‘p đến ngày kỷ niệm xả bỏ nhục thân của Ngài, tôi viết những dòng này để cúng dường Ngài và Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, người bạn của Ngàị Nhân dịp này tôi cũng xin nhắc lại về Ngài Quảng Đức.

Ngài có tục danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại làng Hội Ninh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòạ Thuở bé Ngài khó nuôi nên cha mẹ cho người cậu ruột làm con, đổi tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm 7 tuổi gia đình cho Ngài xuất gia học đạo với Hòa Thượng Thích Hoằng Thâm. Năm 15 tuổi thọ Sa Di và 20 tuổi thọ Tỳ Kheọ Sau khi thọ giới Ngài bắt đầu tu năm na (m khổ hạnh tại núi Ninh Hòa rồi Ngài hành hạnh đầu đà, một y một bát du hóa khắp nơi, mãi sau mới về an trú tại chùa Thiên Ân thị trấn Ninh Hòạ

Năm 1932 khi Ngài được 35 tuổi đời và 28 tuổi Đạo thì Chi Hội Ninh Hòa của Hội An Nam Phật Học mời Ngài làm Chứng Minh Đạo Sự Từ đó Ngài đi hành hóa khắp các tỉnh Miền Nam Trung Việt, đã góp công kiến tạo và trùng tu được 14 ngôi chùa rải rác khắp miền. Năm 1943, Ngài rời miền Trung, vào Nam hành hóa tại các tỉnh Sài Gòn, Gia Định, Bà Rịa, Long Khánh, Định Tường và Hà Tiên. Trong thời gian này Ngài có lên Nam Vang thuộc Cambodia hành đạo ba na (m và nghiên cứu, học hỏi về kinh điển Palị Năm 1953, Ngài được Giáo Hội Tăng Già Nam Việt mời làm Trưởng Ban Nghi Lễ và Hội Phật Học Nam Việt mời Ngài làm trú trì chùa Phước Hòa, trụ sở của Hội tại Sài Gòn. Trong thời gian này Ngài đã góp công trùng tu và tạo lập được 17 ngôi chùạ Ngôi chùa mà Ngài thường trú lâu nhất là chùa Long Vĩnh tại quận Phú Nhuận, Gia Định, cho nên Phật tử Miền Nam thường gọi Ngài là Hòa Thượng Long Vĩnh. Chùa cuối cùng mà Ngài trú trì trước khi tự thiêu là chùa Quán Thế Âm, số 68 đường Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, tỉnh Gia Đi.nh. Đường Nguyễn Huệ nay đổi là đường Thích Quảng Đức.

[kml_flashembed movie="http://www.youtube.com/v/jc4LcDbYqq8" width="" height="" wmode="transparent" /]
_________________

Một vầng trăng sáng treo giữa trời
Thoáng bị mây mù che khuất bóng
Hợp ngọc toả sáng tự bao giờ
Ai cho tôi mượn một cuồng phong

Hùng Vương và thời đại Hồng Bàng- Nghi vấn và lịch sử


 

Hùng Vương và thời đại Hồng Bàngmagnify


Truyền thuyết về sự hình thành

Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa từ phương Bắc.

Tục truyền: Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.

Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép lịch sử xác nhận.

Hình thái và 1 số đặc điểm xã hội:

Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù… những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương.

Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết, tuy vậy có thể tạm chấp nhận để giải thích về nguồn gốc dân tộc Việt. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng (300 TCN trở lại), thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn).

Ngoài triều đình có các hàng quan lại, ở địa phương còn có quan võ gọi là Lạc tướng, quan văn là Lạc hầu, đều có thái ấp riêng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ)

Sinh hoạt về vật chất còn thô sơ, có những tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, theo chế độ mẫu hệ, tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên như Thần núi, Thần sông, Thần gió… Trên bề mặt trống đồng Đông Sơn còn thể hiện các phong tục lễ hội của người Việt cổ thời ấy, thường được miêu tả trong trang phục của chim Lạc.

Thời này có rất nhìu truyền thuyết, vì đã có chép sử đâu…

Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy gợi ý, về chính trị, các vua Hùng đã có thể công khai tổ chức các cuộc thi để tìm người kế vị; về nông nghiệp, người Việt thời này đã phát triển trồng lúa nước (có thể bao gồm cả lúa nếp) và chăn nuôi (có thể bao gồm lợn/heo, …); về triết học, bánh chưng và bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm vũ trụ gồm có mặt đất hình vuông màu xanh lá cây và bầu trời hình tròn màu trắng.

Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh thể hiện phần nào thiên tai chủ yếu mà người Việt cổ phải chống chọi có thể là thuỷ tai. Nó cũng cho thấy các sức mạnh thiên nhiên, hay những nhân vật quan trọng giúp người dân chống trọi với thiên nhiên được thần tượng hoá (Sơn Tinh, Thủy Tinh). Các vị thần này vẫn có thể có quan hệ hôn nhân với các công chúa của vua Hùng, vốn là những người bình thường. Thông lệ cống nạp sản vật quý hiếm như là một thước đo cho giá trị đã thịnh hành vào thời các vua Hùng, theo lời kể của truyền thuyết này.

Các truyền thuyết khác như Phù Đổng Thiên Vương miêu tả một cuộc xâm lấn của giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ 6, Mai An Tiêm miêu tả sự khai phá vùng đất phía nam (Thanh Hoá) với giống hoa quả mới (dưa hấu), sự tích trầu cau giải thích về phong tục ăn trầu …

Qua truyền thuyết bánh chưng bánh dầy có thể thấy Hùng Vương truyền ngôi bằng cách thi tuyển lựa công khai (dân chủ Công xã nguyên thuỷ) còn truyền thuyết Thánh Gióng có thể thấy người Lạc Việt đã dùng ưu thế đồ sắt để đánh bại quân xâm lược…

Kết cục:

Đến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán ở phía đông bắc Văn Lang sang đánh. Thục Phán lúc đó là vua của tộc người Âu Lạc ở vùng Đông Bắc VN bi giờ. Hùng Vương thua nhảy xuống sông tự tử năm 258 TCN, kết thúc thời kỳ Hồng Bàng. Ngày nay ở vùng cao nguyên Đà Lạt, vẫn còn một tộc người thiểu số tự xưng là con cháu loài chim Lạc, có thể giả định là di dân của các bộ lạc Lạc việt cổ sau nhiều thời kỳ chiến tranh loạn lạc.

=================================================================

Những nghi vấn còn lấn cấn (của mình):

1. Thời đại Hồng Bàng có thực sự có thiệt?… vì tất cả chỉ là truyền thuyết… và nếu có thiệt thì đây có lẽ bộ máy nhà nước thô sơ nhất của dân tộc với Hùng Vương thực sự là Thủ lĩnh liên minh các thị tộc Lạc Việt

2. Vấn đề Niên đại: chúng ta luôn tự hào 4000 năm văn hiến với thời Hồng Bàng bắt đầu từ năm 2879 trCN??? nếu vậy tính cho tới lúc kết thúc năm 257 trCN, trải qua 18 đời Hùng Vương, vị chi mỗi bác Hùng tại vị 110 năm??? hoàn toàn vô lý… sử gia Trần Trọng Kim ước đoán Niên đại thời Hồng Bàng là 600-257 trCN… vậy là cùng thời với triều đại Yamato Nhật Bản và Cộng Hoà La Mã… nhưng đây chỉ mới là ước đoán… chưa có công tác khảo cổ kiểm nghiệm

3. Giặc Ân là bọn nào? Nếu nói là nhà Ân-Thương thời đồ đồng bên TQ thì hoàn toàn ko đúng vì nhà Thương cách rất xa biên giới VN bi giờ, năm trên lưu vực Hoàng Hà… nếu xét theo kiểu đánh 1 trận “nửa chiều giặc tan” trong truyền thuyết Thánh Gióng thì có lẽ đây chỉ là 1 cuộc chiến tranh thị tộc nhanh và chóng vánh thường chỉ với 1 trận đánh… và bọn Ân nào đó chắc cũng là 1 thị tộc ở VN… truyền thuyết này chủ yếu ca ngợi sức mạnh của vũ khí sắt lúc đó mới đc sử dụng lần đầu (ngựa sắt, roi sắt)

4. Giả sử là việc Thánh Gióng dựa trên 1 cuộc chiến tranh thật và người Lạc Việt dùng đồ sắt thì tại sao đến thời An Dương Vương trong thành Cổ Loa lại xài tên đồng và giáo, rìu đồng??? phải chăng người Âu Việt chậm tiến hơn thời Lạc Việt và họ chiến thắng nhờ khả năng điều binh và ưu thế nỏ Liên châu (mình sẽ có bài nói về món vũ khí có 1-0-2 này)? tất cả đành dựa vào những kết quả khảo cổ sau này…

5. Có thể coi Thục Phán là quân xâm lược? Vì chúng ta tự cho là con cháu Lạc Long Quan-Âu Cơ, còn những truyền thuyết chỉ nhắc về bộ tộc Lạc Việt với nhà nước VănLang mà ko nói gì về tộc Âu Việt, cho tận đến triều An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc…, những truyền thuyết cho thấy chúng ta tách biệt so với tộc Âu Việt… nhà nước của Thục Phán tồn tại ko lâu sau đó đã bị Triệu Đà nước Tần thôn tính…

Tags: vua_hùng, thời_hồng_bàng

Thursday May 31, 2007 – 02:36am (ICT) Permanent Link | 0 Comments

QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG ( tiếp theo và hết )

IV. Ý NGHĨA VÀI TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỜI HÙNG VƯƠNG

Phần lớn các truyện cổ tích đều ở thời đại các vua Hùng, phản ảnh một xã hội thái hòa và hùng mạnh:

Truyện Phù Đổng Thiên Vương

Đời vua Hùng Vương thứ 6, giặc Ân sang xâm chiếm nước ta. Vua xuống chiếu cầu hiền. Ở làng Phù Đổng có đứa bé mới 3 tuổi xin vua đúc cho mình một con ngựa sắt và một thanh kiếm sắt. Đứa bé vươn mình thành một người khổng lồ, cưỡi ngựa sắt phun lửa, cầm gươm ra trận, đánh tan giặc Ân. Sau ngài tới núi Ninh Sóc rồi bay lên trời. Vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương (tức Thánh Gióng).

Truyện này cho ta thấy dưới thời Hùng Vương, kỹ thuật rèn binh khí bằng sắt đã tinh vi, song song với kỹ thuật đồ đồng tạo ra những trống đồng tinh xảo (hình 1), hiện nay còn lưu truyền. Tuy các vua Hùng hiếu hòa, không gây hấn xâm chiếm các nước khác để bành trướng lãnh thổ, nhưng cũng có quân đội hùng mạnh bảo vệ quốc gia.

Truyện Trầu Cau

Ngày xưa có hai anh em sinh đôi là Cao Tân và Cao Lang, giống nhau, không ai phân biệt được. Cô con gái thày học của hai người mới bưng ra hai bát cháo và một đôi đũa để mời. Cô để ý ai ăn trước là anh, rồi xin cha mẹ lấy người ấy. Người em buồn rầu, bỏ đi, rồi chết hóa ra cây cau. Người anh đi tìm em, biết chuyện cũng buồn rầu ngồi tựa gốc cây cau mà chết, hóa thành hòn đá vôi. Người vợ đi tìm chồng, khi biết chuyện cũng buồn mà chết cạnh hòn đá, hoá thành cây trầu, quấn quýt lấy hòn đá và cây cau. Vua Hùng nếm thử lá trầu, miếng cau và vôi, thấy rất thơm miệng, và nước trầu đỏ ối rất đẹp. Cảm vì truyện đầy tình nghĩa, vua Hùng ra lệnh dùng trầu cau trong việc cưới hỏi. Tục lệ nay đến nay vẫn còn tuy ngày nay rất ít người ăn trầu.

Truyện này mô tả tình tiết éo le của một mối tình không may nhưng tràn đầy tình gia tộc và cho thấy dưới thời Hùng Vương, gia đình đã là một thực thể rõ rệt, không phải chờ đến thế kỷ thứ nhất mới được Thái Thú Nhâm Diên người Tầu dạy dỗ việc cưới hỏi cho dân ta!(2). Truyện cũng chứng tỏ quyền tự do của nữ giới trong việc chọn người bạn đời.

Truyện Chử Đồng Tử

Chử Đồng Tử là một người con rất có hiếu nhưng cũng rất nghèo, hai cha con chỉ có một cái khố! Khi bố chết, Chử Đồng Tử quàng cái khố độc nhất cho cha mang đi chôn, rồi đành phải sống trần truồng. Một hôm con gái vua Hùng Vương thứ 18 là Tiên Dong Mỵ Nương đi thuyền chơi, đến bãi làng Chử Xá, quây màn trên bãi cát để tắm. Chử Đồng Tử sợ quá lấy cát phủ lên mình, không ngờ nước tắm làm trôi cát, lộ thân hình Chử Đồng Tử. Tiên Dong cho là duyên trời, bèn cùng chàng kết nghia vợ chồng. Vì sợ vua cha, Tiên Dong không dám trở về kinh đô, bèn cùng chồng lập ra phố xá buôn bán rất thịnh vượng.

Một hôm Chử Đồng Tử đi buôn ngoài bể, học được đạo, trở về dạy lại cho Tiên Dong. Hai người có một cây gậy thần và một chiếc nón thần, đi đến đâu, cắm gậy trên mặt đất rồi che chiếc nón thì bỗng hiện ra dinh thự, kho tàng, dân cư, binh lính tấp nập. Vua cha thấy thế cho là Tiên Dong tạo phản, mang quân đến dẹp. Tiên Dong không chống cự. Một đêm, vợ chồng Sử Đồng Tử hóa phép đưa cả khu vực của mình bay lên trời.

Truyện này cho thấy, đôi trai gái tuy cùng là con hiếu thảo nhưng tình yêu giữa hai người đã vượt được giai cấp, đưa đến tự do hôn nhân, tự lực cánh sinh, phát triển thương mại và có lợi ích thực tế so với “nón thần, gậy thần” chẳng khác.

Đọc những truyện vừa kể và những truyện khác xẩy ra dưới thời Hùng Vương như truyện Trương Chi-Mỵ Nương, sự tích bánh dầy, bánh chưng, truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh, truyện Quả Dưa Đỏ…truyện nào cũng bao hàm một ý nghĩa sâu sắc, diễn tả một lối sinh hoạt đầy tình người dưới đời Hồng Bàng.

V. HỘI ĐỀN HÙNG

Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương xây trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, làng Hy Cương, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bắc Việt. Đặc biệt người xây đền thờ là An Dương Vương cũng là người thay thế họ Hồng Bàng làm vua nước ta.

Sử sách nói rõ ngày 12 tháng 3 âm lịch là ngày lễ giỗ Quốc tổ Kinh Dương Vương. Tới năm 1922, sau khi trùng tu đền Hùng, vua Khải Định đã chọn ngày 10-3 là ngày Lễ Quốc Tổ Hùng Vương. Hội Đền Hùng thường kéo dài từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. (3)

VI. KẾT LUẬN

Trải qua gần 5000 năm, dân Việt vẫn trường tồn. Từ một nước nhỏ, Việt Nam đã trở thành một nườc lớn, tuy dân số đông đảo nhưng vẫn giữ được đặc tính riêng biệt và đồng nhất của dân Việt. Sở dĩ ta không bị đồng hoá với Trung Hoa vì tổ tiên ta đã hết sức chống lại sự đồng hoá ấy dưới mọi hình thức, hoặc tích cực như kháng chiến chống ngoại xâm dành quyền tự chủ, hoặc tiêu cực như âm thầm giữ gìn gia sản tinh thần trong thời ngoại thuộc. Tổ tiên ta đã rất thành công trong việc đồng hóa các giá trị nhân bản, những kỹ thuật tân kỳ du nhập từ những nền văn minh khác để làm giàu cho văn hoá nước mình, điển hình là Nho giáo, Lão giáo từ Trung Hoa, Phật giáo từ Ấn Độ, và Thiên Chúa giáo từ Âu châu.

Biến cố 1975 đã đưa hàng triệu người Việt ra khỏi quê cha đất tổ. Con dân Việt sống ở hải ngoại không thể không nghĩ cách lợi dụng cơ hội này để bảo tồn và phát triển văn hóa nước nhà. Trách nhiệm này ngày nay mong các anh chị em trẻ tuổi ở hải ngoại tiếp tay gánh vác.

 

QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

I. DẪN NHẬP

Việt Nam là một trong những quốc gia được thành lập sớm nhất trong nhân loại. Lịch sử loài người chính thức được ghi nhận vào năm 4241 B.C. (trước Thiên Chúa giáng sinh) (1). Vị vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 B.C., 14 thế kỷ sau khi lịch sử bắt đầu. Lúc đó nhân loại đã tiến bộ nhiều. Các nền văn minh lớn đã được phát triển: Người Ai Cập đã làm ra lịch và nhạc khí, đã chế được hợp kim đồng, vàng, và bạc…Các thành phố vùng Mesopotamia đã được tổ chức (1) trước thời Kinh Dương Vương hàng 2000 năm. Văn minh Trung Hoa cũng đã phát huy rực rỡ trước và đồng thời với đời Hồng Bàng. Vì vậy, nói rằng Việt Nam đã lập quốc từ gần 5000 năm nay, không phải là nói chuyện hoang đường thời tiền sử.

Nguồn gốc của dân Việt như thế nào? Có giả thuyết cho rằng người Việt trước đây thuộc giống Tam Miêu bên Tàu, sau bị người Hán đánh đuổi, phải lui về địa phận Bắc Việt và bắc Trung Việt để sinh sống (2). Lại có thuyết cho rằng dân ta có nguồn gốc Mã Lai. Ta có thể tạm tin rằng, trước thời Hồng Bàng, tổ tiên ta đã sống ở vùng châu thổ sông Hồng Hà và sông Mã (Thanh hóa). Tới thời Hùng Quốc Vương, xã hội Việt tộc được tổ chức qui mô, trở thành nước Văn Lang. Trong 1000 năm Bắc thuộc, chắc chắn có những cuộc di dân của người Hán tràn xuống phía nam. Sau này, trong cuộc Nam Tiến, Việt tộc cũng pha trộn thêm các sắc dân Chàm và Cao Mên, tạo ra nòi giống Việt ngày nay. Tuy dân ta có bị ảnh hưởng Hán tộc và các sắc dân hải đảo nhưng vẫn không bị đồng hóa, vẫn giữ được Việt tính tương đối đồng nhất về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục…

Các chuyện xảy ra trong đời Hùng Vương không phải chỉ là huyền thoại. Trái lại, có nhiều bằng cớ xác đáng xác nhận những chuyện đó rất đáng tin. Đặc biệt dân Việt không nhất thiết thờ Vật Tổ (totem) như nhiều dân tộc khác. Huyền sử nguồn gốc TIÊN RỒNG về Quốc tổ Hùng Vương mang nhiều ý nghĩa triết lý của một dân tộc đã có một nền văn minh xán lạn tự ngàn xưa.

II. HUYỀN SỬ VỀ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

Sử chép: Vua Trung Hoa là Đế Minh đi tuần thú phương nam, tới miền núi Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Đế Minh cho con là Đế Nghi làm vua phương bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương nam, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ (2878 B.C.). Nước Xích Quỷ rất lớn, chiếm gần một nửa nước Tàu ngày nay ở phía nam sông Dương Tử (Bản đồ 1). Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm nối ngôi làm vua, tức là Lạc Long Quân (Hùng Hiền Vương). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, con gái Đế Lai, cháu gái Đế Nghi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành 100 người con trai (2,3) (xin xem danh sách 100 quan lang trong Bảng 1). Hai vị vua khai sáng của nước ta là giòng dõi của Vụ Tiên và Long nữ nên dân tộc Việt vẫn tự coi là giòng dõi Tiên Rồng. Về sau, Lạc Long Quân mang 50 con xuống biển, Âu Cơ mang 49 con lên núi, để con trưởng là Hùng Lân ở lại Phong Châu (Vĩnh Yên, Bắc Việt) làm vua, lấy hiệu là Hùng Quốc Vương, đặt tên nước là Văn Lang (Bản Đồ 2). Họ Hồng Bàng truyền được 18 đời, mỗi đời có nhiều vị vua mang cùng một vương hiệu (4) (Bảng 2). Đến năm 258 B.C. nước Văn Lang bị Thục An Dương Vương xâm chiếm, lập ra nước Âu Lạc (Bản Đồ 3).

Theo huyền sử, họ Hồng Bàng truyền qua 18 chi, trung bình mỗi chi có 4 đời vua (4) và đã giữ nước được 2622 năm. Chúng ta nhận thấy hai vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương (I) và Lạc Long Quân (II) trị vì nước Xích Quỷ rất lớn, còn từ HùngVương III thì lại trị vì nước nhỏ Văn Lang ở địa phận nước ta (địa phận nước Văn Lang rộng lớn như nước Xích Quỷ theo truyền thuyết đều bị phần lớn các sử gia bác bỏ). Sau khi thay đổi quốc hiệu, thì vương hiệu là Hùng Vương không thay đổi nữa. Vì vậy ta có thể suy đoán rằng giữa đời Lạc Long Quân (II) và Hùng Quốc Vương (III) phải có những biến cố rất lớn trong một khoảng thời gian dài 268 năm mà tên tuổi các vua trong thời kỳ này không được ghi lại. Có lẽ nước ta lúc bấy giờ có 18 thị tộc thay nhau làm vua. Khi bắt đầu nắm quyền lãnh đạo, mỗi thị tộc lại khai sáng ra một niên hiệu Hùng Vương mới. Dù còn nhiều nghi vấn về triều đại Hùng Vương, chúng ta cũng đã biết chắc chắn rằng hơn 4000 năm trước các vị vua Hùng đã sáng lập ra một nước Việt độc lập, văn minh và thái bình trong suốt 26 thế kỷ.

III. NƯỚC VĂN LANG

Sau thời huyền sử của Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, các vị vua Hùng kể từ chi thứ ba là Hùng Quốc Vương đã trị vì nước Văn Lang. Vậy nước Văn Lang là nước như thế nào?

Về địa lý, Văn Lang có khoảng 1 triệu dân, gồm miền châu thổ sông Hồng (Bắc Việt), châu thổ sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa), trải dài xuống phía nam, khoảng vùng Quảng Bình.

Về chính trị, Văn Lang chia làm 15 bộ. Việc phân quyền đã rất rõ rệt: Trên hết là Hùng Vương, kế đên là Lạc Hầu coi viêc văn, Lạc Tướng coi việc võ, quan nhỏ gọi là Bồ Chính. Kinh đô đặt tại Phong Châu, thuộc địa hạt Vĩnh Yên ngày nay.

Về sinh hoạt, dân chúng thạo nghề chài lưới (có tục vẽ mình), nông nghiệp mở mang (truyện bánh dày, bánh chưng, truyện An Tiêm trồng trại dưa đỏ…), thạo nghề luyện kim (truyện Phù Đổng Thiên Vương, việc chế tạo trống đồng đẹp và tinh xảo nhất vùng Đông Nam Á). Thương mại cũng phát triển, có cả người ngoại quốc tới buôn bán (truyện Chử Đồng Tử).

Về quốc phòng, ta ít nghe chuyện giặc giã và chiến tranh với ngoại bang, trừ giặc Ân (chi Hùng Vương thứ 6). Vua Hùng đã mở trường huấn luyện quân sĩ đặt tên là Cẩm Đội.

Về phong tục, gia đình đã là nền tảng của xã hội (truyện trầu cau) với nhiều phong tục thuần nhã, đề cao chữ hiếu nhưng cũng có sự tự do trong hôn nhân (truyện Tiên Dong, truyện trầu cau). Nếp sống êm đẹp này đã có trước khi ta chịu ảnh hưởng của người Trung Hoa dưới thời Bắc thuộc.

 

Có tất cả bao nhiêu vị vua Hùng? ( hết )

Có tất cả bao nhiêu vị vua Hùng?

Để phỏng đoán, tái tạo ra những dữ kiện thiếu xót, chúng ta hãy thử sử dụng phương pháp có tên là Reverse Engineering (cách tính ngược(?)), khá phổ biến trong ngành kỹ sư Nhu liệu (Software Engineering), như sau:

Căn cứ vào giai đoạn của những năm có dữ kiện về số vua có cùng vương hiệu – tức là từ năm 1712 (BC) đến 409 (BC) – có tổng cộng 45 vị vua trị vì trong (1712-409=) 1,303 năm. Như vậy, mỗi ông vua giữ ngôi trung bình (1,303/45=) 29 năm. Đây là một con số có thể chấp nhận được.

Giả sử một vị vua tiêu biểu lên ngôi năm 9 tuổi; Sau khi làm vua 29 năm, băng hà năm 38 tuổi. Đây có thể là tuổi thọ trung bình của các vua Hùng.

Nếu lấy con số 29 năm trị vì làm chuẩn, trong (từ 2879 đến 258, tức là) 2,621 năm, 18 đời vua Hùng sẽ có (2621/29=) 90 vị vua.

Đây là một giải thích hợp lý, nên tương đối dễ chấp nhận, căn cứ trên những chi tiết có ghi trong Ngọc Phả Hùng Vương.

* * *

Để tránh những nghi vấn khi nói đến thời Hùng Vương, từ nay về sau có lẽ chúng ta nên nói lại cho rõ: Mười tám đời vua Hùng, có 90 vị vua nối tiếp nhau trị vì trong suốt 2,621 năm lập quốc của nước Việt Nam.

Phối kiểm chính xác lại lịch sử là việc làm chuyên nghiệp của các sử gia. Bài viết này chỉ có mục tiêu góp ý, cung cấp thêm dữ kiện cho những người đọc muốn tìm hiểu về lịch sử của các vị vua lập quốc Việt Nam.

Nguyên Giao
20 April 2004

Ngọc Phả Hùng Vương: Ký hiệu HT-AE9; Vụ Bảo Tồn Bảo Tàng – Bộ Văn Hóa Việt Nam.

Giới Thiệu Đền Hùng: của Vũ Kim Biên, Sở Văn Hóa-Thông Tin-Thể Thao Vĩnh Phú; Xuất bản năm 1993.

Năm mươi quan lang (tức hoàng tử) đi theo cha (Lạc Long Quân, tức vua Hùng Hiền Vương) xuống biển: Lân lang, Xích lang, Quynh lang, Mật lang, Thái lang, Vỹ lang, Huân lang, Yên lang, Tiên lang, Diên lang, Tích lang, Tập lang, Ngọ lang, Cấp lang, Tiếu lang, Hộ lang, Thục lang, Khuyến lang, Chiêm lang, Vân lang, Khương lang, La lang, Tuần lang, Tân lang, Quyền lang, Đường lang, Kiều lang, Dũng lang, Ac lang, Tảo lang, Liệt lang, Ưu lang, Nhiễu lang, Lý lang, Châm lang, Tường lang, Chóc lang, Sáp lang, Cốc lang, Nhật lang, Sái lang, Chiểu lang, Hoạt lang, Điển lang, Tràng lang, Thuận lang, Tâm lang, Thái lang, Triệu lang, Ích lang.

Năm mươi hoàng tử đi theo mẹ (bà Au Cơ) lên núi: Hương lang, Kiểm lang, Thần lang, Văn lang, Vũ lang, Linh lang, Hắc lang, Thịnh lang, Quân lang, Kiên lang, Tế lang, Mã lang, Chiến lang, Khang lang, Chinh lang, Đào lang, Nguyên lang, Phiên lang, Xuyến lang, Yến lang, Thiếp lang, Bảo lang, Chừng lang, Tài lang, Triệu lang, Cố lang, Lư lang, Lô lang, Quế lang, Diêm lang, Huyền lang, Nhị lang, Tào lang, Nguyệt lang, Xâm lang, Lâm lang, Triều lang, Quán lang, Cánh lang, Oc lang, Lôi lang, Châu lang, Việt lang, Vệ lang, Mãn lang, Long lang, Trình lang, Tòng lang, Tuấn lang, Thanh lang.

Chín Mươi Vị Vua Hùng

Triều đại vua Hùng đã được bắt đầu như thế nào?

Trong chương Giới Thiệu Đền Hùng, Vũ Kim Biên có ghi: “Vua đầu nước ta là Kinh Dương Vương, cháu bốn đời Viêm Đế Thần Nông (vị thần coi về nông nghiệp của Trời). Kinh Dương Vương lấy Thần Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp tiên nữ Au Cơ ở động Lăng Xương, kết làm vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Au Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Khi các con lớn khôn, Lạc Long Quân nói ‘Ta giống Rồng, nàng giống Tiên, không thể ở lâu với nhau được!’ bèn chia 50 con cho Au Cơ đem lên núi. Lạc Long Quân dẫn 49 con xuống biển, để lại người con cả nối ngôi, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở thành Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.”

Triều đại các vua Hùng đã chấm dứt ra sao?

Vẫn theo Vũ Kim Biên: “Vua Hùng 18 không có con trai, nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn (tức Tản Viên). Thục Phán là cháu vua Hùng, làm Lạc tướng, bộ Tây Vu đem quân đến tranh ngôi, xảy ra chiến tranh Hùng-Thục. Tản Viên khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Phán cảm kích dựng hai cột đá thề trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thề rằng sẽ kế tục giữ nước và thờ tự các vua Hùng. Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa, đổi tên nước là Au Lạc.”

Những diễn tiến bắt đầu và chấm dứt của triều đại này như vậy đã được ghi lại khá mạch lạc. Có vấn đề là chi tiết của các đời vua nối tiếp nhau trong quãng thời gian hơn 2,600 năm không đầy đủ, đưa đến nhiều nghi vấn.

Những suy diễn không hợp lý

Hầu hết sử sách đều ghi đại ý “Mười tám đời vua Hùng trị vì (từ 2879 trước Tây-lịch (BC) đến năm 258 (BC), tức là) hơn 2,600 năm, lập ra nước Việt Nam”.

Nếu cho rằng mỗi đời vua chỉ có một vị vua, số năm trị vì trung bình của 18 vị vua Hùng là ((2879-258)/18=) 146 năm. Tuổi thọ của một vị vua tất nhiên phải cao hơn số năm làm vua. Do đó tuổi thọ trung bình của các vị vua Hùng phải nhiều hơn 146 năm. Giả sử một ông vua tiêu biểu lên ngôi năm 9 tuổi (có Phụ chính Đại thần xử lý), và làm vua cho đến lúc qua đời: Tuổi thọ của ông vua tiêu biểu phải là 155 tuổi. Với điều kiện sinh sống (nhất là về y học, và dinh dưỡng) chưa phát triển của nhân loại cách đây gần 5,000 năm, tuổi thọ 155 năm là một con số không hợp lý, nên khó có thể chấp nhận được.

Tài liệu của Vũ Kim Biên trong khi chi tiết đến độ có liệt kê được đủ tên của 100 người con trai của Lạc Long Quân (tức vua Hùng Hiền Vương), đã chấp nhận không giải quyết được vấn đề tổng số các vua Hùng như sau: “Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa thể hiểu hết được nội dung bản Phả Lệ. Về thời gian tồn tại nước Văn lang 2796 năm, và tuổi thọ của các vua còn là điều bí ẩn.

Một cách giải thích: Mỗi một “đời vua Hùng” có thể có nhiều hơn một vị vua

Ngọc Phả Hùng Vương hình như là tài liệu lịch sử duy nhất có ghi số vua của một số trong 18 chi của các vị vua Hùng. Những chi tiết đáng để ý của Ngọc Phả này có thể được đúc kết như trong bảng dưới đây:

 

Chi

Vương hiệu

Húy của vị vua đầu tiên

Năm sinh của vị vua đầu tiên

Năm bắt đầu của vương hiệu

Năm cuối của vương hiệu

Số vua có cùng vương hiệu

Số năm của vương hiệu

Số năm làm vua trung bình

Chú thích: Các năm đều là năm trước Tây-lịch (tức là BC (Before Christ)).

Cách đọc bảng dữ kiện: Lấy thí dụ đời vua Hùng thứ 9: Vương hiệu (cho chi Giáp) của thời đại này là Hùng Định Vương. Có 3 vị vua tiếp nối nhau, và cùng mang vương hiệu cũng như chi. Vị vua đầu tiên có tên húy (tên tục, nếu là thường dân) là Châu Nhân Lang: Ong sinh năm 1375 (BC), lên ngôi năm 1331 (BC), tức là lúc 44 tuổi. Sau ông, hai vị vua khác – có thể là con cháu của ông – đã thay phiên nhau tiếp tục trào Hùng Định Vương cho đến năm 1252 (BC); Trung bình mỗi ông vua trị vì ((1331-1252)/3=) 26 năm. Trào Hùng Định Vương được tiếp nối bằng một ông vua Hùng khác, có vương hiệu mới là Hùng Uy Vương. Sự thay đổi vương hiệu có thể do những sự kiện như tuyệt tự, không có con trai nối dõi, hay xoán đoạt, v.v.

Có nhiều thiếu xót, cũng như một vài chi tiết không hợp lý trong Ngọc Phả Hùng Vương; Thí dụ:

1.  Tại sao vương hiệu đầu tiên không có chữ “Hùng”?

2.  Năm bắt đầu cho chi 5 (1912) xảy ra trước khi chi 4 chấm dứt (1918);

3.  Năm bắt đầu chi 13 (958) không nối tiếp ngay khi chi 12 chấm dứt (969);

4.  Ong vua đầu tiên của chi 7, Hùng Chiêu Vương, lên ngôi lúc (1786-1631=) 155 tuổi!

Vì Ngọc Phả Hùng Vương không ghi đủ tổng số vua cho tất cả 18 chi, cho nên câu hỏi vẫn là: