THƯ 7 ĐIỂM CỦA NHÀ CÁCH MẠNG PHAN CHÂU TRINH


Năm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê,Phan Châu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnhphải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm vàđáng tội chém đầu. Có đoạn ông đã viết : “…Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạđã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ gì, chỉ đứng vào cái địa vị đốiđãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ mà chính là gửicho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đãquen trong Hán văn đó mà thôi … ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông BửuÐảo là cái tên húy của bệ hạ, để tỏ ý phản đối”. Bức thư của ông, sau khi đượccông bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước.

Xin giới thiệu bức thư này của nhà cách mạng Phan Châu Trinh do Phan ChâuTrinh và Lê Ấm dịch, được in trong Thư thất điều NXB Anh Minh, 1958, Huế.

KHẢI ĐỊNH HOÀNG ĐẾ THƯ
Thư thất điều gởi vua Khải Định (bản dịch)

Việt Nam quốc dân Phan Châu Trinh gởi thư cho đương kim hoàng đế

Tôi sinh gặp lúc: trong thời nước nhà nghiêng ngập, ngoài thời các nước đuatranh tiến bộ. Tôi là người yêu bình dân chủ nghĩa, ghét chuyên chế quân quyền,đau đớn vì quan lại tham lam, thường xót vì dân sinh khốn khổ, vậy nên tôi sẵnlòng liều cả sanh mạng tôi, ra gánh vác việc đời, trông mong có cứu lại cuộchiểm nghèo được chút nào chăng!

Năm 1907, tôi đã gởi thư cho các quan chánh phủ Bảo hộ, hết sức kêu ca,trước bày tỏ tình cảnh khổ sở của dân Việt Nam, sau xin thay đổi theo chính trịcác nước văn minh trong thời bây giờ. Những việc tôi đã đề xướng trong lúc ấyđều là sự cần kíp cấp thiết cả: như lập trường dạy tiếng Tây và chữ Quốc ngữ,bày ra hội thương, hội nông để giành lại quyền lợi cho người mình, và thay đổicách ăn mặc theo cách Âu Tây, v.v… Những việc đó tôi làm trước mắt người thiênhạ, rõ ràng như ban ngày, vậy thời có tội lỗi gì không? Thế mà triều đình nướcta, từ trên đến dưới, cứ khư khư giữ lấy thói chuyên chế cũ để hà hiếp dân ngu,cướp lấy lợi riêng cho mình; ghét việc thay đổi như cừu thù, coi nhân dân nhưrơm rác, tìm cớ bới việc, phá phách đủ đường, làm cho lòng dân ai ai củng tứcgiận, để mà giết hại những kẻ thông minh lương thiện trong nước. Sự chống sưuthuế không công bình, xảy ra khắp cả 12 tỉnh Trung Kì trong năm 1908, thời dânvà thân sĩ bị giết và bị tù, kể hơn mấy ngàn người, đau lòng thảm dạ biết baonhiêu.

Gặp dịp như thế, một người như tôi, có thể nào mà họ chịu bỏ lỏng: phao choviệc này, buộc vào cớ kia, trước thời xử án tử hình, sau lại đày Côn Lôn.

Khốn nạn thay! Nước ta bị nước Pháp bảo hộ đến ngày đó đã gần ba bốn mươinăm rồi, nhưng sự hủ bại vẫn không thay đổi, cách văn minh chẳng hề bắt chước,mà cái nọc độc chuyên chế ức hiếp vẫn còn gớm ghiếc như thế. Vậy thời cái vănminh của nước bảo hộ không có ích gì cho nước bị bảo hộ, mà nước bị bảo hộ cũngkhông nhờ gì được sự khai hoá của nước bảo hộ, lạ quá! Sự đó trong đời nầy cũngít thấy vậy.

Nếu tôi không nhờ được cái lòng công bình của mấy người Tây thời tôi còn đâuđến ngày nay. Tôi mà còn sống đến nay, cũng là nhờ cái văn minh thực của ngườiTây vậy (nhờ có hội Ligue des Droits de I’homme).

Năm 1910, được khỏi tù, năm 1911 tôi được qua Tây để xem xét cái học thuậtvăn minh Âu Châu. Đã 12 năm, tôi ăn nằm trên cái đất dân chủ, hớp cái không khítự do, nhờ vậy mà tôi hiểu được lẽ chánh đáng trong thế giới, phần nghĩa vụ củaquốc dân, và cũng biết chắc được cái mục đích của nước nhà nên thay đổi như thếnào. Dân ta bây giờ phải đánh thức nhau dậy, phải đồng lòng hiệp sức mà chốngcự với lũ vua dữ quan nhơ, phải phá nó cho tan, đạp nó cho đổ; lại phải lấp tậnnguồn, cắt tận rễ, làm cho tiệt hẳn sức ma quỉ chuyên chế, nó đã ám ảnh chúngta mấy ngàn năm nay, nếu không làm như thế thời không bao giờ trông thấy ánhsáng mặt trời mặt trăng nữa!

Đó là cái chủ ý và cái mục đích của tôi vậy.

Vậy mà nay tôi nghe Bệ hạ từ khi lên ngôi tới giờ, có làm điều gì ích lợicho dân không? Không, chỉ nghe có những điều kiêu căng, dâm dục, trái luân lý;nghịch phép tắc; quyền vua muốn cho tôn sùng, thưởng phạt mất cả công chính;hút cái máu mủ của dân nghèo, trau cái xác thịt cho sung sướng, ngược văn minhcủa thế giới, ngăn đường tiến bộ của quốc dân; nết xấu tính hư, chứa chan đầynhẩy, không sao mà nói cho xiết được.

Theo luật hiến pháp các nước văn minh trong đời bây giờ, vua nào trái phép,dân có quyền cứ luật mà bắt tội. Tuy ngày nay dân quyền nước Nam còn bị đè nén,hiến pháp còn chưa thành lập, song cứ theo lẽ công bình chung trong đời nay, Bệhạ không sao mà gỡ tội với chúng tôi được.

Nay tôi trích ra bảy việc quan hệ thứ nhất đến dân, đến nước chúng tôi, bảyviệc đó là bảy tội của bệ hạ, tôi sẽ xét đoán bắt buộc như sau nầy, khi bệ hạđược thư này, thì Bệ Hạ phải tự xử lấy.

I. Một là tội tôn quân quyền

Sau khi Bệ hạ lên ngôi, thường ra những Chiếu, Dụ ép dân phải tôn quânquyền, là lẽ gì vậy? Bệ hạ thường nói, nước ta xưa nay vẫn sùng Nho giáo. Nhogiáo còn ai lớn hơn ông Khổng, ông Mạnh? Xưa vua Định Công hỏi đức Khổng Tửrằng: “Có câu gì vua nói ra làm nước thạnh vượng được không?”. Đức Khổng Tửrằng: “Có, làm vua khó lắm, mà làm tôi cũng không dễ”. Lại hỏi rằng: “Vậy thờicó câu gì vua nói ra, mà làm mất nước không”. Đức Khổng Tử rằng: “Có, ta khôngvui chi sự làm vui, ta chỉ vui sao cho những lời ta nói ra không ai dám cãilại”. Thầy Mạnh Tử nói rằng: “Trong nước dân là quý nhất, đất cát và vật sản làthứ nhì, còn vua là khinh”. Lại nói rằng: “Có ở cho được lòng người cùng dân,mới đáng làm ngôi thiên tử”. Còn biết bao nhiêu là lời nói khác nữa, cũng toànmột ý ấy cả. Bệ hạ xem lại trong 5 Kinh và 4 Truyện, xem có câu nào là tôn quânquyền không? Bởi vì người nào mà ngôi mình ở trên muôn người, thời lòng khiêmnhượng phải xem mình như ở dưới cả muôn người, ấy là cái tinh thần của Nho giáovậy; nếu người nào hãnh hãnh tự đắc, cậy quyền thế mà ép dân, rằng: “chúng bayphải tôn ta, phải sợ ta, thời người ấy chẳng khác chi tìm đường tự tử vậy”.

Xưa vua Kiệt rằng: “Ta làm vua trong nước nầy, như mặt trời soi trên tráiđất, mặt trời mất ta mới mất”. Dân thời trả lời rằng: “Mặt trời kia sao mầykhông mất? Chúng ta sẵn lòng chết với mầy, làm cho mầy mất.”

Vua Trụ rằng: “Mạng ta sinh ở trời, chứ chẳng ở dân”. Dân trả lời rằng:“Trời là dân, trời xem là dân ta xem, trời nghe là dân ta nghe.”

Rút cuộc lại vua Kiệt thời đày ra nội Nam Sào, vua Trụ thời đầu treo cờ TháiBạch.

Ấy là những gương của các ông Vua tôn quân quyền đó. Về sự đó đức Khổng Tửrằng: “Vua Thang đày ông Kiệt, vua Võ giết ông Trụ là hợp theo lẽ trời, màthuận theo lòng người”, Thầy Mạnh Tử nói rằng: “Nghe giết một người tàn bạo,tên là Trụ chứ chẳng phải giết vua.”

Đấy mới thực là Nho giáo đấy, sách vở còn sờ sờ đấy, đều ghi lại từ tay đứcKhổng, thầy Mạnh cả, có phải tôi bày đặt ra tôi tự dối tôi, mà phỉnh người tađâu.

Những Chỉ, Dụ tôn quân quyền của Bệ hạ, có khác gì cái chiến thơ với Nhogiáo hay không? Xưa nay có vua nào nghịch với quốc giáo mà còn được làm vua lâudài đâu.

Còn theo các học thuyết mà nói, sao gọi là nước? Là hiệp dân lại mà thànhnước; sao gọi là triều đình? Là những người được ủy quyền cho, phải thuận theoý muốn của dân mà làm những việc lợi dân ích nước.

Ông vua hay ông Giám quốc, chẳng qua là người thay mặt cho một nước, cũngnhư một người quản lý thay mặt cho một Công ty mà thôi.

Ai chịu trách nhiệm ấy, hay hưởng được cái quyền lợi, thời phải làm cho hếtcác bổn phận mình đối với dân, đối với nước; nếu không thế thời cũng bị phạt,bị tội như mọi người vậy.

Ấy, tự do, bình đẳng, là nghĩa như thế mà các nước văn minh thì nay phải đặtra quan Nội các Tổng trưởng (tức là Tể tướng) để thay quyền vua hay Giám quốcđể chịu lỗi với dân là thế.

Nếu có ông vua, hay ông Giám quốc nào chiếm của dân làm riêng của mình, thờidân buộc tội cũng chẳng khác gì tội ăn trộm ăn cướp; nếu cậy quyền mạnh hành hạdân làm tôi mọi, thời buộc tôi cũng như đứa bạn nghịch.

Cái lẽ ấy đương thời nó sáng rỡ như ban ngày, ai ai cũng rõ. Phàm những dâncác nước văn minh, đều coi lẽ ấy như nước, lửa, lúa, gạo, thờ lẽ ấy như trờiđất thần linh; dân nào thuận lẽ ấy thời được thạnh vượng phú cường, dân nàotrái lẽ ấy thời phải sa sút hèn hạ.

Xưa vua nước Pháp là Louis XIV nói rằng: “Nước là ta”. Dân Pháp cho là lờinói đại nghịch vô đạo; đến nay người Pháp làm sách chép đến câu đó cũng cònchưa nguôi lòng giận. Cái ý đó có khác gì với nghĩa Nho giáo đâu.

Đức Khổng Tử nói rằng: “Ông vua nào muốn cái sự ghét của dân, thời tai hạitất có ngày đến mình”. Lại nói rằng: “Mọi rợ nó có vua, chẳng bằng những nướcvăn minh nó không có là hơn”. Ông Mạnh Tử nói: “Nước là nước của dân, chứ khôngphải của vua”.

Nay Bệ hạ sinh đẻ trong nước Nho giáo, và làm vua trong thì bây giờ là thếkỉ 20, mà nước ta lại đứng dưới quyền nước dân chủ Pháp Bảo hộ, Bệ hạ lại dámtôn mình như thần thánh, nghênh ngang trên đầu dân. Vậy thời chẳng những dânViệt Nam không thể dung được Bệ hạ, mà dân nước Pháp lại càng khi dễ Bệ hạ nữa.

Nay chúng ta thử ghé mắt xem qua tình thế Âu Á, Nhật Bản là nước đồng văn,đồng giống với nước ta. 40 năm trước họ đã lập ra hiến pháp, cho dân được bầucử nghị viện; việc chính trị trong nước theo công ý của dân, chứ vua không đượctự chuyên cả; vì thế nên nước họ được cường thịnh, nay đã đứng đầu trong ÁĐông, thế mà họ vẫn hiềm quyền vua còn lớn quá. Vua Minh Trị là vua có danhtiếng công đức của Nhật Bản, mà cuối năm hiệu Minh Trị, ông ta còn bị cái hiềmthích khách, lại năm mới rồi đây, quan Tể tướng Nhật Bản bị giết trong ga xelửa cũng vì cớ ấy.

Nước Tàu là nước mẹ văn minh nước ta, trong năm 1911 họ cũng đã đuổi vua điđể lập nên nước dân chủ.

Còn như Âu Châu, quyền vua còn ai lớn hơn Hoàng đế nước Nga, thứ nữa thờiHoàng đế nước Đức, và Hoàng đế nước Anh (trong nguyên bản là Úc,có lẽ nhầm?). Trong chiến bại vừa rồi, vua Nga là Nicolas II và cảnhà bị giết một cách rất thảm hại; vua Đức Guillaume II phải trốn qua Hà Lanmới khỏi chết; vua Anh Charles I, hai lần trốn về để mưu phục ngôi vua, dânnước Anh họ chống cự lại và đuổi đi như đuổi gà; rút cục lại bị đày chết ngoàimột hòn cù lao.

Những ông vua tôi đã kể trên đó, đều là những người anh kiệt, và trí họ cũngbiết đủ mọi việc trên thế giới, tuy họ đối với dân có một hai chuyện tự chuyên,song cũng có lắm việc họ làm ích cho nước họ. Những ông vua nào làm nên, thờinước được giàu mạnh, ông nào có bị thua đi nữa, cũng không đến nổi mất nước.Thế mà các nước ấy nó đối với các vua chúng nó một cách rất nghiêm khắc, ghéthọ như là cục thịt dư bướu thịt, gớm họ như con rắn dữ rết độc; việc nhỏ khôngcẩn thận, thời chúng nó bẻ bắt không thứ; làm việc lớn mà hỏng, thời sự chếtchóc theo ngay. Xem đó thời đủ biết cái trí thức những dân đời bây giờ mở manglà thế nào!

Còn nước Nam ta, từ xưa đến nay, vẫn là một nước chuyên chế, trăm việc chínhtrị vào một tay vua; công việc Triều đình cấm không do dân nói đến (luật ta cấmkhông cho học trò và dân gửi thư cho vua nói chính trị). Đã 70, 80 năm nay,trên vua thời hèn, dưới tôi thời nịnh; pháp luật thời nghiêm nhặt, dân mất cảtự do (từ thời Gia Long đem luật Thanh về trị dân Việt Nam, là một sự lầm, vìluật đó là luật người Mãn Châu lập ra để trị Trung Quốc, trong luật ấy lắm phépkhông công bình; xem như khi luật ấy bắt đầu thi hành trong nước ta, ông NguyễnVăn Thành là một người khai quốc công thần, chỉ vì cớ con ông ta đặt một bàithơ chơi, vậy mà các quan nịnh thần, đem thêu dệt ra, giết cả nhà ông ấy! Thếthời bộ luật ấy độc dữ biết chừng nào!). Từ đó nước ta, dân với vua cách nhauxa quá; các quan ở giữa muốn làm chi thời làm, dân không chỗ kêu ca. Từ triềuMinh Mạng về sau, giặc giả nổi lên luôn; đến đời Tự Đức, Tây qua là mất nước,ông bà nhà Nguyễn, trong 200 năm mở mang gần nửa nước Nam, công đức lớn biết làbao nhiêu mà con cháu làm vua chỉ chưa đầy 50 năm, đã bị họa mất nước, là bởicớ đó, thảm thay! Việc học hành thời hủ bại, nên học trò dốt nát, chỉ biết thiđậu làm quan để ăn cướp của dân, chẳng biết nước nhà là gì.

Vậy cho nên đến nay nước nhà một ngày một sa sút, càng ngày càng tàn mạt,chẳng còn đứng vào bực nào cả; nếu không bị nước Pháp lấy, thời cũng không biếtnước ta trôi nổi vào tay ai!

Cứ sự đã qua đó mà buộc tội, chẳng vua thời ai? Dẫu có anh thầy kiện miệnglưỡi giỏi thế nào, cũng không cãi cọ gì được.

Vậy nước ta từ nay về sau, còn nên tôn quân quyền nữa không? Không, chẳngnhững là vua không nên tôn, mà ngôi vua cũng nên cất đi kia. Vậy mà vua đến naycũng còn, thương ôi! Cái trí khôn dân ta lu lấp, thua kém cả người thiên hạ, đãđành nên thương hại, mà cái lòng trung hậu nhịn nhục của nó cũng nên chuộngvậy!

Vậy thời đáng lẽ vua phải hết lòng lo lắng làm việc gì lợi ích cho thỏa lòngchúng nó một tí mới phải. Nay Bệ hạ thời không: lúc chưa làm vua, chẳng nghe cómột điều gì là hay, mà sự xấu xa thời đã chán chường trước mắt thiên hạ, chỉ lochạy ngược, chạy xuôi để lên làm vua cho được; đến lúc làm vua được rồi, chỉlàm việc cho nhân dân oán thán mà thôi. Vậy mà nay còn dựa hơi quyền nọ quyềnkia, bắt buộc dân còn phải tôn mình nữa kia!

Chiếu theo luật xưa nay, dân Âu Á chúng nó bắt tội các vua của chúng, mà xửBệ hạ, thời một cái giết, hay một cái đuổi, hai cái đó Bệ hạ không thể tránhđược.

Vua Khải Định

II. Hai là tội thưởng phạt không công bình

Thưởng phat là cái phép lớn của Triều đình. Mạng sống của dân, kỉ cương củanước, đều quan hệ ở đó cả. Đức Khỗng Tử nói: “Hình phạt không nhằm phép, thờidân không có chỗ thò tay chân”. Mạnh Tử nói rằng: “Người trên không theo lẽthẳng, người dưới không giữ phép luật, cái nước như thế, thời thế nào cũng phảimất”. Đời xưa thưởng người phải ở Triều, là tỏ ra người cả nước cùng thưởng,phạt người phải ở chợ, là tỏ ra người cả nước cùng phạt; nếu hai sự đó mà mấtcả công bình, thời dân cần gì phải có vua có quan?

Tôi nghe đích rằng: Bọn tên X là bạn chơi bời lẳng lơ với Bệ hạ khi trước,khi bệ hạ làm vua rồi, thằng thời được thăng chức Thống chế để hầu hạ bên mình,thằng thời làm cho Tri phủ, Tri huyện, quan Tỉnh hay quan Kinh v.v… Lại nghe cóanh quan Thị lang nọ, vợ anh ta có oán riêng với Bệ hạ lúc còn chưa là vua, khiBệ hạ lên ngôi rồi, nhơn sự rủi ro nho nhỏ, anh ta bị cách chức đuổi về ngay.Lại một Thượng thơ hay rao bán những cái tịt riêng của Bệ hạ ra ngoài, nhân dịpđó mất chỗ dựa, Bệ hạ tìm cớ buộc tội nặng, xử 8 năm tù, án đã làm rồi, saunghe anh này rút ra 5 vạn đồng bạc, lại được lại, giáng chưa đuổi về.

Vậy thời sự thưởng phạt, Bệ hạ cứ theo ý riêng của mình, chẳng cần gì phépnước, làm cho thêm sự gian dối lo lót ra. Vua như thế, thời vua làm gì?

Lại nghe Bệ hạ nuôi một tụi lính kín hơn 40 người, để mai chiều đi do thámchốn hương thôn, nơi thành thị, xem có ai gièm chê mình không? Nếu có, thời Bệhạ hoặc là tìm cách buộc tội ngay, hoặc là dùng cách bí mật làm hại mà khôngcho người ta biết. Những quân đó rặt là quân côn đồ, cậy thế gần vua, làm điềuphi pháp, khiến cho lương dân ai ai cũng sợ hãi, khóa mồm bịt miệng, ra đườnggặp nhau chỉ lấy mắt trông nhau mà thôi, thiệt là làm cho nhân dân khổ sở thảmthê.

Xưa vua Lệ nhà Châu là người lắm nét xấu, sợ dân chỉ trích, mới đặt ra mộtcái phép để khỏi sự chê gièm, cũng làm như Bệ hạ vậy. Ông Thiệu Công can rằng:“Bịt miệng dân khó hơn là bịt miệng sông”, vua Lệ không nghe, sau quả bị dângiết. Sao Bệ hạ không lấy gương đó mà soi?

III. Ba là chuộng sự quỳ lạy

Cái quỳ lạy chẳng qua là để chỉ sự tôn kính đó mà thôi, ngoài ra chẳng cónghĩa lý gì cả. Một người ngồi đồ sộ ở trên, bao nhiêu người dưới phải áo mãodập đầu xuống đất, chẳng những là làm mất cái phẩm giá của loài người, mà lạilàm cho người trên sinh lòng kiêu căng, người dưới mất lòng liêm sỉ, thật làmột cái lễ phép rất là mọi rợ. (Lễ lạy đời xưa, một người lạy thời phải lạy trảlại, lễ đó hãy còn bên Nhật Bản, nhưng vì phiền quá, nay cũng bỏ).

Các nước văn minh đời bây giờ đều bỏ cái lễ ấy cả, chỉ còn một hai xứ Mường,Mán còn giữ lại mà thôi, thế mà nước ta đến nay vẫn còn giữ thói đó, thực làmột sự xấu hổ cho dân ta biết bao nhiêu.

Năm 1906, quan Tòan quyền Beau ra lệnh bỏ lạy, khốn nạn thay cho các quanlớn Việt Nam không biết xấu hổ, cứ bắt dân giữ cái thói cũ. Đến lúc quan toànquyền Sarraut lại cấm lạy một lần nữa; nay Nam kỳ và Bắc kỳ đã bỏ cả rồi, mà Bệhạ cũng cứ khư khư theo cái thói mọi rợ đó, chẳng những không bỏ, lại còn làmcho phô trương thêm ra, Bệ hạ làm hình như thèm cái lạy như thèm ăn uống mộtmón gì ngon sướng lắm. Mỗi khi trong Triều có lễ chầu lạy thời Bệ hạ cho phépngười nào chụp ảnh để bán cho khắp cả nước, những ảnh ấy đã truyền khắp cả thếgiới.
Khi Bệ hạ qua Tây, các quan tiễn đến ga xe lửa Đà Nẵng, Bệ hạ cũng bắt làm lễlạy; đến khi tàu tới Marseille cũng thế.

Lễ lạy không phải là lễ văn minh, vua cũng không phải là trời, quan và dânkhông phải là đày tớ mạt, ga xe lửa và bến tàu không phải chốn Triều đình, màsao Bệ hạ dám bắt người ta vùi áo mão trong chốn lầm than, xem loài người nhưloài trâu ngựa, làm cho người ngoại quốc trông vào, chẳng những là chê cười Bệhạ, mà lại mỉa mai khinh dễ nòi giống Việt Nam nữa. Những sự đó, phàm nhữngngười có nhiều ít trí khôn, biết được một tí văn minh thời bây giờ, chẳng aichịu làm, mà Bệ hạ thời cứ vui vẻ tự đắc mà làm được, thực lạ quá! Vậy khôngphải một người ngu là gì?

Rất đổi Bệ hạ lạ cho phép người ta dùng thạch cao nắn thành hình người, nhưlúc Bệ hạ chịu chầu lạy trong lễ đại triều, để trong trường đấu xảo Marseille,Bệ hạ tưởng sự đó là quan trọng lắm hay sao, mà Bệ hạ dám đem ra khoe trước mắtthế gian? Tưởng làm thế nầy: Bệ hạ thời choảnh trên ngai thếp vàng chẳng chútkhiêm nhượng nào cả, còn các quan lớn nhỏ râu tóc bạc phơ, cúi đầu khoanh taymắt thời nhắm hi hí, khòm lưng đứng cả trước Bệ hạ, làm như hình một bầy rái cáđương tế cá, một bầy khỉ đương làm trò. Những người Âu có kiến thức, ai nấycũng tức cười, vậy có chán ngán không?

Vậy thời Bệ hạ chẳng biết gì là xấu hổ sao? Bệ hạ chẳng quản gì danh tiếngcủa Bệ hạ mặc lòng, còn thể diện nước Nam thời sao?

Trong Kinh truyện rằng: “Những ông vua mà tính ý trái với thiên hạ cả, thếnào cũng bị người làm hại”. “Vua khinh dân như thể là con chó con ngựa, thờithế nào dân cũng coi vua như người đi đường”, (nghĩa là không tình nghĩa gì vớivua). “Vua coi mạng dân như cái cỏ cái rác, thời dân cũng coi vua lại như ngườicừu thù”.

Vậy thời Bệ hạ chẳng qua là người qua đường, hay là người thù địch của dânViệt Nam đó mà thôi, muốn cho dân đừng làm hại đến mình sao được?

IV. Bốn là tội xa xỉ vô đạo

Sau khi Bệ hạ làm vua rồi, thời đã đem lòng chán chê những cung điện cũ ôngbà đời trước để lại, liền làm ngay một sở cung điện nguy nga ở làng An Cựu, muanhững đồ sứ của Tàu, mỗi lần vài ngàn bạc, đem về đập bể ra, lựa những miếngnào bông hoa đẹp, để gắn những hình con long, lân, qui, phụng, cho thỏa lòng xaxỉ của Bệ hạ. Lại đem bạc tiền thuê người Tây đúc ba, bốn cái tượng đồng củamình, phí tổn ước mỗi cái trên dưới nột vạn đồng bạc, để chưng trong nhà đấuxảo. Báu gì, xảo gì đồ đó mà đấu! Lại từ cái khăn, cái mũ, cho chí cái áo, cáigiày, Bệ hạ đều đính vàng ngọc kim cương, giá phí biết là bao nhiêu! Rất đổilấy vàng luột giát ra làm cái ủng để bao khắp chân, xa phí dại dột, từ xưa đếnnay chưa có nghe ông vua nào làm như thế bao giờ.

Lại Bệ hạ lúc qua Tây, xuống tàu từ Tourane cho đến khi qua đến Tây, lúc ởtrên tàu, gặp khách bộ hành nào thời những rượu sâm banh hạng nhất là đãi chothả cửa, chỉ nói những tiền cho “buộc boa” (pourboire) cũng đến 20.000 quan,còn kim tiền kim, khánh thời đụng cho ai nấy, chẳng kể sao hết được.

Ai còn lạ gì, khi Bệ hạ chưa làm vua, trong túi chẳng có một xu, vậy thờitiền đó ở đâu mà tới? Chẳng phải Bệ hạ ăn cắp tiền kho, tiền kín của nước ta,thời tiền đâu?

(Trở lên là sao y bản dịch thủ bút của Cụ Tây Hồ còn giữ được.Dưới đây là ông Lê Ấm dịch tiếp ở bản thủ bút Hán văn)

Than ôi! Ở Trung kỳ nước ta, nông dân thời nghèo khổ đến cực điểm, thiên taitới tấp, oan vong thường thấy, quan tham lại nhiễu, đất xấu dân cùng, lại thêmtrong lúc giặc giã, vật giá cao vọt, tình trạng lưu ly đến nay chưa cứu vớt,xâu thuế nặng nề, gánh vác không nổi; nói đến việc mở mang trí khôn, việc nângđỡ đời sống thời còn xa lắc xa lơ, sánh với Nam, Bắc kỳ, bên khô bên tươi cũngđã rõ rệt rồi. Thế mà ngân sách còn kêu thiếu hụt, ép dân mua rượu, thuốc phiệnđể làm giàu công quỹ, trắng trợn như thế còn phải làm, còn nói chi nữa.

Chẳng nói đâu xa, những năm 1916, 1917, 1918 là sau khi Bệ hạ đã lên ngôirồi, dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Quảng Nam, QuảngNgãi bị bão to lụt lớn hạn lâu, nên phải chết đói, chết dịch, trên báo chươngkêu vang luôn, thảm thương như thế còn gì hơn nữa! Nhưng mà chưa từng nghe Bệhạ làm được một việc từ thiện nào để cứu người sống sót, bố thí một đồng xu nàođể giúp kẻ khốn cùng! Như vậy thời Bệ hạ đã dứt hết tình nghĩa với quốc dân tatừ lâu rồi, mà nay lại dám ăn cắp của nước làm của riêng, xa xỉ bậy bả, vứttiền vào chỗ trống không. Chỉ lấy một việc ấy mà nói, Bệ hạ còn mặt mũi nào,còn tư cách nào mà tự xưng là vua của dân ta?

Giả sử như Bệ hạ lấy tiền làm cung điện đó mà lập một trường Đại học tạiHuế, lấy tiền mua mua đồ sứ để đập bể đó mà mua đồ dùng cho nhà trường, lại lấytiền phung phí dưới nuôi học sinh lưu học tại Pháp cũng được vài mươi người,thời hai cách dùng tiền lợi hại khác nhau biết là bao nhiêu!

Thương hại thay! Quốc dân ta mỗi năm cần cù, đổ mồ hôi sa nước mắt, vợ kêuđói con khóc lạnh, cũng mặc, thân rách lưới, bụng xép ve, cũng mặc, chỉ lo chạyngược chạy xuôi cho có tiền để nạp thuế cho nhà nước, mà cũng có lòng mong nhànước làm được điều gì ích lợi chăng? Nhưng mà khi thu thì vơ vét tận xương tủy,đến khi tiêu thì vãi tung như tro bụi như thế thời quốc dân ta tội gì mà phảichịu cực khổ, dâng của cải, máu mủ để cho một người vua u mê tiêu phá một cáchdại dột như thế?

Trong khi Bệ hạ vung vãi bậy bạ đó, Bệ hạ há không nghe việc làm của vị tổngthống Trung Hoa là ông Lê Nguyên Hồng sao? Ông ấy thấy kho nhà nước thiếu hụt,thời tự nguyện đem tiền lương của mình hơn 3 triệu rưỡi quan tiền Pháp, trả lạicho quốc dân để đem làm việc từ thiện, các báo Pháp khen ngợi không ngớt.

Ôi! Tàu là một nước đất đai rộng, sản vật nhiều, dân số đông hơn hết trênthế giới, lại là một nước độc lập, họ đói nghèo, không phải là cùng vô sở xuất,thế mà đường đường một vị Tổng Thống một nước lớn, biết yêu nước, biết lo dân,còn không muốn lãnh số lương hằng năm được hưởng, để cho quốc dân bớt gánh nặngthay; huống chi nay Bệ hạ là vua một nước bị bảo hộ, vị thứ ở dưới quan Toànquyền, danh hiệu chỉ có trong 12 tỉnh, công nghiệp không hơn gì một tên dânmạt, mà lại dám tự sánh mình như vua trời, việc làm như trộm cướp, ngoài lươngbổng ra, còn thêm phí tổn làm cung thất, lại còn tiêu xài bậy bạ nữa, thế lànghĩa lý gì?

Bệ hạ viết thư cho Bộ Trưởng Thuộc địa có câu xưng là “cha mẹ dân”, thử hỏinước ta xưa nay vốn trọng luân lý gia đình, mà có đâu thứ cha mẹ tàn nhẫn bấtlương như vậy? Đổi lại, phải nói là thằng giặc của dân thời đúng hơn. Đó là bốntội.

V. Năm là phục sức không đúng phép

Bệ hạ tự chế ra một thứ lễ phục kiểu mới, tự mặc ra để ra Triều. Kiểu ấy làtrên áo cẩm bào cũ, thêu vào cái cầu vai kiểu Âu, còn cổ áo và tay áo thời đínhvài ngọc lòe loẹt, Âu không ra Âu, Á không ra Á, lại trên nón vua thời thêuthêm những hình rồng phụng sáng ngời. Nghe nói khi Đại tướng Jofre qua nước ta,Bệ hạ mặc đồ ấy mà đón tiếp; bây giờ qua Pháp, khi đến điếu mộ danh nhân tử sĩ,cũng mặc đồ ấy. Cũng may là người Pháp ít để ý đến lễ chế nước ta, nên khôngbiết đó thôi, nếu có người hơi rõ, gạn hỏi rằng, Bệ hạ ăn mặc như vậy quả cóđúng với lễ phục nhà binh nước Nam không? Thời chẳng biết trả lời thế nào được.

Thử xem các nước trên thế giới, về lễ phục thời nước nào cũng có qui định,khi tiếp khách, khi duyệt binh, khi triều, khi hội, lễ phục có quan hệ đến quốcthể; phàm người ra làm việc công đều không được vượt khỏi, nếu không thận trọngmột chút, thời đối ngoại mang nổi nhục thất lễ, đối nội mang cái tội trái phép.Ở nước ta trước kia phép nọ cũng rất chặt chẽ, từ vua đến dân đều có thể chế,chép lại ở hội điễn, ban bố làm lệnh chung, nếu ai sai vượt thời hình phạt theongay.

Nếu nói rằng cách mặc xưa không hợp với đời nay, phải cải cách cho hợp thời,thời đó không phải việc không nên làm. Xem như Tàu với Nhật công phục đều theolối Âu Châu thời sao? Nhưng phải đặt làm thể thức nhất định, trên dưới mộtloạt, thay đổi theo mới, lấy lệ công bố ra ai nấy đều phải theo, như vậy thờisao lại không nên?

Nay Bệ hạ lại trái hẳn, tự chế tự mặc, chỉ lo làm sang một mình, người trongnước xem vào không gì là chính đính, lại làm cho tai mắt người ngoài lầm lạc,đã sai phép bang giao, lại làm nhục quốc thể, chiếu luật pháp nước nhà, phảichịu điễn hình. Đó là năm tội.


Bên ngoài lăng Khải Định

VI. Sáu là du hạnh vô độ

Sau khi Bệ hạ lên ngôi, thời ra sức khuếch trương nghi trượng nhà vua,thường thường ra đi chơi rông, nào là voi, nào là kiệu, nào là xe nào là ngựa,những người theo hầu, nhiều khi đến hàng trăm, ít cũng ba bốn chục, chiều lạirong chơi thành thị. Trang sức lộng lẫy, nghi thức oai nghiêm, quân hầu nghênhngang, nước ta bốn mươi năm chưa từng có. Người đi đường khổ việc chạy tránh,dân trong nhà chán sự hầu phần, còn Bệ hạ thời dương dương tự đắc, ý muốn tỏcho người ta biết rằng Hoàng đế là sang.

Xét luật pháp các nước văn minh, không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụkèm theo. Nay Bệ hạ tự tôn quân quyền, tự ý làm oai làm phúc, chính trị bỏ lỡkhông mảy may lưu tâm đến. Nhân dân đói lạnh chẳng chút hỏi han, mà lại ngàyngày chơi rông, kiêu căng buông lung, thời còn trách kẻ bầy tôi sao được? Bệ hạthì cao quý lắm đó, còn quốc dân đau khổ thì sao?

Như vậy là chỉ biết quyền lợi, mà không biềt có nghĩa vụ, chiếu theo luật,hễ không làm hết nghĩa vụ thời phải chịu trách nhiệm là cái tội hại nước hạidân, Bệ hạ phải chịu là thủ phạm trước hết. Đó là sáu tội.

VII. Bảy là việc Pháp du ám muội

Bệ hạ qua Pháp chuyến này, người ta kẻ nào có lưu tâm đến quốc sự, phầnnhiều phải suy nghĩ, trước thời ngờ sau thời lo, khi đã biết rồi thời ngó nhaumà cười mĩm.

Mượn cớ rằng đưa Hoàng tử đi học, hoặc đi điếu quân sĩ nước ta tử trận, vàđi xem các thành phố phía Bắc nước Pháp bị tàn phá, thời những việc đó đều làviệc tư của Bệ hạ, không phải việc công của quốc dân ta, lại đó là việc khôngcần kíp gì cả.

Nếu mượn cớ rằng đi du lịch nước Pháp, để khảo sát văn minh của họ rồi đểcải cách chính trị trong nước, thời Bệ hạ không phải là tay làm việc ấy được.Sao vậy? Vì nước Pháp là nước dân chủ, mà Bệ hạ là vua tôn quân quyền, lấy cánvuông mà đút vào lỗ tròn, chỉ có cái hại làm cho hư cán mà thôi. Vả chăng Bệ hạkhông am hiểu tiếng Pháp, mà mấy ông đại thần đem theo, như tên X tên Y đều làbọn hạ tiện nước ta, trí thức họ còn thấp hơn con nít 10 tuổi của Pháp. Lạitrong khi Bệ hạ ở Ba Lê, chỉ có một lần đến trường đua ngựa, cá được 200 quan,còn như những Viện Bác cổ lớn, học đường lớn, thương quán lớn, công xưởng lớn,và những nơi nhóm họp bao nhiêu văn minh tinh túy của nước Pháp v.v… thời chưatừng bước chân vào, nói rằng đi khảo sát, thời khảo sát mà như vậy ư?

Nếu mượn cớ rằng đi dự cuộc đấu xảo Thuộc địa Marseille, thời nước ta làngày nay có cái xảo để đấu, phi người Bắc kỳ thì thời Nam kỳ là dân ở dướiquyền trực trị của pháp vậy (đấu xảo này Trung kỳ có nghề bện sáo, so với 50năm về trước chưa cải lương chút nào), còn 12 tỉnh Trung kỳ là cái xứ ở dướiquyền chuyên chế của Bệ hạ, thời sĩ phu lòng đen như mực, nông dân xương gầynhư củi, có gì là xảo đâu! Chỉ duy đại thần và quan lại của Bệ hạ, thời cái xảoquỳ lạy, cái xảo dua nịnh, cái xảo ăn hối lộ, cái xảo xẻo thịt dân để ăn chobéo cho mập, nhưng tiếc thay! Cái loài quỷ sứ ấy, thời tại Pháp đây, sáu bảymươi năm về trước, họ đã nhận xuống nước sâu, ném vào lửa đỏ cả rồi, nay Bệ hạđem loài ấy qua, thời không ai còn mà đấu nữa!

Như vậy trong cái màn hắc ám của chuyến du lịch nầy của Bệ hạ, công sắp đặtquỷ quyệt thế nào, cũng không khó gì mà không biết vậy.

Nghe Bệ hạ vài năm trước đây, đã cậy oai chuyên chế, vơ vét của dân, mua đồxa xỉ hạng nhất của các nước Á Đông và nước mình, tóm thâu tất cả đồ quý báucủa các triều trước để lại, chứa đựng có hơn trăm hòm, ngày nay đem cả theo,nhờ người Pháp tên X tên Y vận động, dâng lễ cho đảng quân chủ nước Pháp, đểnhờ củng cố ngôi vua cho cha con Bệ hạ và nhờ họ làm hậu viện để mong đạt cáimộng tôn quân quyền, sau thành việc rồi Bệ hạ về nước sẽ thi oai dâm bạo, khóahết miệng lưỡi quốc dân, rồi sẽ ký điều ước này điều ước nọ để đền đáp. Việcnầy tuy còn ở trong vòng bí mật, nhưng người ta đã đồn rầm ở ngoài, không phảilà không có cớ, theo lời tục ngữ của Pháp “không có lửa mà có khói” ai tin!

Tuy nhiên, nếu Bệ hạ mà dùng kế ấy, há chẳng thất sách lắm sao? Bệ hạ muốngiữ vững ngôi quân chủ, mà lại đi cầu khẩn với dân của một nước dân chủ, Trinhnày muốn biết muôn phần không có một phần nào thành công được.

Cái bệnh của Bệ hạ là bởi ngu muội, chưa từng đọc lịch sử cách mạng nướcPháp vậy. Nếu một mai biết được thời sẽ gục đầu chán nản, cuốn gói mà về sớmvậy.

Cuối thế kỉ 18, cái oai chuyên chế của nền quân chủ Âu châu đã lên đến tộtbực, thưởng phạt tùy ý, trẩm tức quốc gia, xem nhân dân như nô bộc, vãi tiềntài như đất bụi, cung thất huy hoàng, chơi bời xa xỉ, ăn mặc hoa mỹ, quỳ lạytôn nghiêm, thật không phải là một ông vua một nước mang hư danh là bán tự chủnhư Bệ hạ có thể tưởng tượng được. Thế mà hễ vật đã cực thời phản lại, đó là lẽtất nhiên. Buổi ấy các danh sĩ nước Pháp, như Lư Thoa, Mạnh-Đức-Tư-Cưu,Phúc-Lộc-Đặc-Nhỉ, v.v… kế tiếp nhau nổi lên phát huy cái nghĩa nhân quyền,chẳng vài mươi năm mà cái thế lực ảnh hưởng ra khắp toàn Âu. Dân tộc Pháp làtiên tiến nhất, huơ tay kêu lớn, ứng lại như vang, ngã rồi đứng dậy, càng tiếncàng hăng, cho nên tấu được khúc khải hoàn, mà cái đầu của vua Lộ-Dịch thứ 16của nước Pháp đã bêu cao trên đoạn đầu đài vậy. Bệ hạ qua thành Ba-lê, trôngnhững đường phố rộng rãi, thấy có những tượng đồng nguy nga, đó đều là nhữngtượng kỉ niệm những bậc thánh hiền hào kiệt đương thời đã ủng hộ tự do, cứu vớtmạng dân vậy. Phàm trong thế giới, quân chủ nào vô đạo thì thần ấy chẳng dung.Bệ hạ nên qua chơi công trường Công-cố (Concordre) và cung điện Versailles (Lộdịch đã bị bắt ở Versailles và bị giết ở Công-cố) để điếu cái di tích màn chótnên quân chủ vô đạo, nhơn đó họa may có tự tỉnh chăng.

Từ thời ấy, chính thể nước Pháp đổi làm dân chủ, lập ra nghị viện dân cử,lập pháp, hành pháp, tư pháp, phân tách rõ ràng, mà nghị viện nắm hết chủ quyềncủa nước. Đến nay, chính phủ chuyên chế không còn dấu vết, nhân loại trôngnhiều nước được hưởng nhiều hạnh phúc, tự do là nhờ dân tộc Pháp chảy máu trướcmà được vậy. Sao Bệ hạ không xin vào điện Bourbon để nhận thấy cái khí tượngbác ái, bình đẳng, tự do của quốc dân cộng hòa, so sánh lại với cái chính thểchuyên chế đen tối ngàn năm của nước ta, thời thấy rõ cái chủ nghĩa dân quyềnthần thánh bất khả xâm phạm, nó đương bồng bồng bột bột như mặt trời giữa trưa,chiếu thấu cả bầu trời, mà về sau chính thể quân chủ tất không có chỗ đứng châncòn nói chi đến việc chuyên chế dã man nữa.

Được như vậy chẳng phải sức người làm nên chăng? Thì đó cũng là luật thiêndiễn không thể tránh được vậy.

Ngày nay các dân tộc trên toàn cầu đều xưng nước Pháp là nước tổ dân quyền,không đúng hay sao? Không đúng hay sao?

Đó, một nước danh dự như thế, một dân tộc danh dự như thế, xem lại hơn trămhòm đồ quý của bệ hạ đáng giá bao nhiêu, lại dám đem bạch bích mà nhem thèm,đem huỳnh kim mà làm đen lòng, đi ngược lại phong triều thế giới, trái với cônglý nhân đạo, làm dơ danh dự quốc dân, để vì Bệ hạ giữ cái vận mạng của nền quânchủ chuyên chế nó đã gần tàn như giọt sương ban mai rồi. Nói rằng 20 triệu quốcdân oán là chuyện nhỏ, còn mặt mũi nào đối với vạn quốc trên thế giới ư? Xemvậy Bệ hạ đi chuyến này chắc chắn là thất bại, không còn ngờ gì nữa. Chỉ tiếcthay bao nhiêu mỡ của sáu, bảy triệu quốc dân ta, bao nhiêu cái kho tàng quýbáu của nước nhà ta dành dụm mấy trăm năn nay, chỉ vì sự lơ lĩnh nhỏ nhen mà Bệhạ đem vứt đi một cái, làm chìm lỉm hết thảy theo ngọn sóng Tây dương! Đó làbảy tội.

Trở lên bảy điều, bởi có quan hệ quốc kế dân sinh, nên kể ra để buộc tội.Ngoài ra còn những điều xấu xa không thể kể xiết, bởi không quan hệ việc nướccho lắm, hoặc có dính đến đời tư cá nhân nên không kể đến làm gì.

Ôi! Thế giới ngày nay dân trí tiến bộ mỗi ngày ngàn dặm, trước vài mươi nămnay, vua các nước lập hiến đã đem mọi chánh sự lớn nhỏ của quốc gia, hai taydâng trả lại cho quốc dân, không dám hỏi đến, duy ngày đêm mong ước được giữcái hư danh ở trên thần dân, khỏi mất nối dòng để xấu hổ đến tôn miếu, thời đãcoi là cái phước lớn tày trời rồi, nhưng đến nay quốc dân họ còn lấy làm khóchịu, còn lo trăm kế để bỏ đi, để đạt được đến cái chủ nghĩa bình dân chânchánh mới hả dạ.

Vậy thời từ nay cái tàn quân chủ trong thế giới cũng không xa mấy, không cầnphải khôn ngoan lắm mới biết vậy. Chẳng nói đâu xa, gần đây trong thời Âuchiến, bị quốc dân giết hoặc đuổi đi đã có 38 vua, trong đó có 3 ông Đại hoàngđế rồi.

Như trước đã nói, chính thể nước ta, từ xưa là quân chủ độc tài, chính trịhay dở, quan lại hiền ngu, quốc dân không được hỏi đến. Nay thời thế nước càngngày càng suy vi, mất cả cái tên Việt Nam trong bản đồ thế giới. Hãy xem cácnước Á Đông, Tàu, Nhật không nói, còn Xiêm La là một nước xưa kia dân ta khôngthèm đứng ngang hàng, thế mà nay họ nghiễm nhiên đứng trong vòng bình đẳng vớivạn quốc. Lại như Nam Bắc hai kỳ ở dưới quyền kinh lý của nước Pháp ràng buộccó rộng rãi hơn, nên có sinh sắc hơn. Còn 12 tỉnh Trung Kì thời rên rỉ mãi dướichính thể chuyên chế vô trách nhiệm, không biết dựa vào đâu để nuối chút hơitàn! Đó là tội của ai? Tội của ai? Xem đó thời chẳng quân chủ hiện tại phảitruất, mà xét đến nguồn gốc nguyên nhân sâu xa, thời quân chủ các thời đã quacũng không tránh khỏi búa rìu công luận của quốc dân vậy.

Ôi! Xu thế bên ngoài đã như thế kia, mà tình thế nước ta lại như thế này,thời cái ngôi Bệ hạ đã nguy tợ như trứng mỏng, thật có như điều Hiếu Đế nhà Hánđã nói: “Mạng của Trẩm chẳng biết mất còn ngày nào đây!”. Vậy Bệ hạ còn mê muộikhông biết, tự ví mình với thần thánh, dắt bầy tiểu nhân núp bóng làm càn, côngnhiên buông thói ăn lo ăn lót, người ta không nói không kể, dân nói không hay,lại còn nghịch thì thế, trái nhân tâm, nhen lại bếp tro tàn chuyên chế, dứt hẳncái dân khí đã tôn thương lâu ngày, quơ hết châu báu của nước, quét sạch tàisản của dân. Thử hỏi: quốc thổ Việt Nam có phải là tư sản của Bệ hạ hay sao? 20triệu quốc dân há phải là gia bộc của Bệ hạ hay sao? Quan lại nước ta mục nátcòn sợ chưa quá chừng hay chăng, mà còn phải có thêm Bệ hạ trướng thêm lònggian tham nữa? Danh hiệu Việt Nam e còn chưa nhơ nhuốc chăng mà còn phải có Bệhạ ra dâng mùi hôi thúi, làm cho thiên hạ chê cười khinh dễ chẳng còn kể làloài người nữa? Dầu mỡ của quốc dân ta sợ chưa khô hết hay chăng, mà còn phảicó Bệ hạ hoang phí vung vãi nữa? Than ôi! Nước ta tội gì mà phải chịu cái nghiệpchướng ấy! Dân ta tội gì mà phải đội thứ vua quỷ ấy! Nếu không cùng quần chúngtrừ khử nó đi, tất phải cùng nó chết đắm nay mai thôi!

Tôi viết đến đây, viết đã cùn tay đã mỏi, giấy đã hết mà điều tôi muốn nóihãy còn chưa hết, tôi phải khăng khăng mấy ngàn lời mà không thôi đó, chẳngphải công kích cá nhân Bệ hạ mà công kích hôn quân vậy; cũng không phải vì tưkỉ của Trinh mà làm; thật là vì 20 triệu đồng bào mà xô ngã chuyên chế, ủng hộtự do vậy. Thầy Mạnh nói rằng: “Đâu phải ưa biện luận, bất đắc dĩ mà thôi”, tâmsự của tôi cũng là thế đó.

Nếu như Bệ hạ có đủ thiên lương, chút biết hối ngộ, biết quân quyền khôngthể cậy được, dân oán không thể khi được, thời phải sớm quay về, tự thoái vịtrước, đem chính quyền trả lại cho quốc dân ta, để họ trực tiếp cùng dân tộcPháp, tự mưu lấy lợi ích của họ, như vậy thời quốc dân ta còn lượng tình, khôngbạc đãi, cái kế Bệ hạ không còn kế nào hơn.

Ví bằng chuyến đi này, thêm lòng táo bạo, không kể gì hết, cứ khư khư cắpngôi chí tôn, cứ thi oai chuyên chế, làm đứt mạng mạch của nước trong cơn thùynguy, đánh đắm quốc dân trong kiếp khổ lâu dài, nếu vậy thời Trinh này tấtphải: trong cáo với quốc dân, ngoài hiệp cùng với nước Pháp, vì 20 triệu đồngbào, cùng Bệ hạ tuyên chiến quyết liệt, nguyện cho cái đầu của Trinh cùng vớiquân quyền chuyên chế dã man của Bệ hạ đồng thời rơi xuống đất, quyết không nỡthấy vài mươi vạn dặm vuông giang san đất nước, vài mươi triệu cha mẹ anh em,phải giao đứt vào tay hôn quân vậy!

Marseille, ngày 14 thàng 7 năm 1922
Ký tên: Phan Châu Trinh

Ghi chú:

1) Thư này viết một bản bằng Hán văn gởi Bệ hạ, lại dịch ra Pháp văn đăngtrên báo Pháp và rải truyền đơn, để rộng đường công luận của người Pháp.

2) Giữa tôi với Bệ hạ, đã đoạn tuyệt nhất thiết quan hệ, chỉ đứng trên địa vịđối đãi mà thôi, cho nên nói “gởi” mà không nói “dâng”; còn dùng hai chữ “Bệhạ” đó là theo Hán văn, xưng hô như vậy cho tiện, chứ không phải là tôn kínhđâu.
3) Tôi là người phục tùng Nho giáo, nên không dùng thứ lễ chuyên chế đặt ra từTần Thỉ Hoàng về sau (Thỉ Hoàng đốt sách chôn học trò, Khổng giáo đã mất), lễấy là hể gặp chữ tên húy của nhà vua thời phải tránh, cho nên đây tôi viếtthẳng không kiêng, là tỏ ý phản đối (Nhật Bản đã bỏ lâu rồi, chỉ có ta còn giữlối đó).

Nguồn:Thư thất điều, NXB Anh Minh, 1958, Huế

Toàn quyền Albert Sarraut và Thống sứ Bắc kỳ tiễn đưa vua Khải Định về Huế tại sân ga Nam Định. Vua đang giã từ ở bậc thang bước lên tàu.

Toàn quyền Albert Sarraut và Thống sứ Bắc kỳ tiễn đưa vua Khải Định về Huế tại sân ga Nam Định. Vua đang giã từ ở bậc thang bước lên tàu.

Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU


Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU

Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã được bộc lộ từ trong lịch sử Châu Âu xa xưa, kể cả ý đồ muốn thực hiện thống nhất bằng vũ lực. Hoàng đế Napoleon của nước Pháp là một minh chứng điển hình. Ông đã từng nghĩ đến một Châu Âu thống nhất với “một bộ luật Châu Âu một đồng tiền chung Châu Âu, các đơn vị đo lường, các qui tắc Châu Âu” và ông ta đã thất bại trong việc thực hiện mơ ước chung lành mạnh đó bằng ý đồ sử dụng vũ lực để có một Châu Âu liên kết dưới sự thống trị của người Pháp.

Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ngoại trưởng Pháp Aristide Briand mới đề xuất trước Đại Hội đồng Hội Quốc Liên ý tưởng cụ thể về việc thành lập một liên hiệp Châu Âu mang thể chế liên bang. Nhưng ý kiến này không gây được tiếng vang và chưa kịp có những bàn bạc cụ thể thì thế chiến lần thứ hai ập đến như là hậu quả của một ý tưởng ngông cuồng muốn thống nhất Châu Âu bằng bạo lực dưới sự cai quản của một quốc gia – dân tộc tực coi mình là thượng đẳng – Đức quốc xã.

Phải đến những năm 40 của thế kỷ XX sau khi thế chiến kết thúc, mới xuất hiện một phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá. Mặc dù vậy, chỉ sau khi vấn đề nước Đức được đặt ra sau thế chiến thứ hai cùng với nguyện vọng gìn giữ hoà bình Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ Pháp – Đức về vùng Sarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu Âu mới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế. “Cộng đồng than và thép Châu Âu” (ECSC) ra đời ngày 18 tháng 4 năm 1951 với sáu nước thành viên là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, và Italia là cột mốc đầu tiên đánh dấu Châu Âu bắt đầu tập họp lại một cách lành mạnh về tổ chức. Tuy nhiên tiến trình liên kết Châu Âu chỉ thực sự bắt đầu khi đại diện sáu nước thành viên ECSC ký các hiệp định Roma chính thức thành lập “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC) và “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” (Euratom) với tư tưởng trung tâm là hình thành một thị trường rộng lớn ở Châu Âu coi như một công cụ phối hợp và hoà nhập các chính sách kinh tế của các nước thành viên. Đến cuộc họp thượng đỉnh giữa các vị nguyên thủ quốc gia các thành viên của châu Âu năm 1972 tại Paris thì lần đầu tiên thuật ngữ EU được nhắc tới. Sự ra đời các cộng đồng Châu Âu đã đáp ứng được nhu cầu tạo lập không gian không biên giới cho việc tự do lưu chuyển các nguồn lực và sản phẩm trong toàn Châu Âu.

Bước tiến quan trọng tiếp theo tạo ra sự cải biến căn bản khuôn khổ thiết chế và chính trị cho tiến trình nhất thể hoá Châu Âu là việc ký kết văn bản Định ước Châu Âu duy nhất (the Single European Act) theo đuổi mục tiêu hình thành thị trường Châu Âu đơn nhất (the Single European market) với mốc thời gian là ngày 31 tháng 12 năm 1992. Tiếp đó việc ký kết Hiệp định về Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Maastricht tháng 10 năm 1993 là một cuộc cải cách toàn diện nhất các hiệp định Roma thúc đẩy sự liên kết Châu Âu trên cả ba trụ cột của EU là cộng đồng Châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung và hợp tác về tư pháp và nội vụ.

Liên hiệp Châu Âu đang thực hiện các chính sách tiếp tục thúc đẩy liên kết hoá trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI nhằm làm cho EU trở nên mạnh hơn và mở rộng. Bước vào thiên niên kỷ mới Liên hiệp Châu Âu đã khẳng định:

– Các chính sách đối nội phải nhằm tới sự phát triển bền vững và việc làm, gắn kết kinh tế – xã hội và phát triển nông nghiệp.

– Tiến trình liên kết hoá Châu Âu phải làm sao nâng cao được vai trò của EU trên trường quốc tế.

– Trong quá trình thực hiện liên kết Châu Âu, EU không chỉ mạnh hơn mà còn mở rộng hơn về lãnh thổ.

Thực hiện Hiệp định Amsterdam, tiến trình đi tới liên minh kinh tế và tiền tệ (EU) như đỉnh cao mới của liên kết hoá Châu Âu đang tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ EU tiến lên. Mọi chuẩn bị về kỹ thuật đã được hoàn tất để ra đời đồng tiền chung Châu Âu (đồng EURO) ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 1999. EU và đồng EURO sẽ tạo ra cái neo giữ cho sự ổn định, hoàn thiện hiệu quả thị trường và khuyến khích đầu tư cũng như mở ra những khả năng mới cho việc quản lý vĩ mô có hiệu quả hơn ở Châu Âu.

Hiệp ước về Liên minh, hay hiệp ước Maastrich, vào năm 1993 đặt các nước thành viên vào một chương trình đầy tham vọng: liên minh tiền tệ vào năm 1999, các chính sách chung mới, quốc tịch châu Âu, một chính sách ngoại giao và an ninh nội bộ. Hiện nay, một hội nghị liên Chính phủ đang tranh luận về điều chỉnh các thể chế và các quá trình ra quyết định của EU, nhằm tạo nền móng cho việc mở rộng Cộng đồng sang các nước Trung và Đông Âu.

Tiến trình liên kết hoá Châu Âu đang được thực hiện thắng lợi, những thời cơ và thách thức đang hiện diện trước một Liên hiệp Châu Âu sẽ bước vào thế kỷ XXI trong tư cách một tổ chức mạnh hơn và mở rộng hơn. Hiệp định Amsterdam đã tăng cường một bước đáng kể về các mặt tăng cường sức mạnh, hoàn thiện khả năng trong các hoạt động đối ngoại và cải cách khuôn khổ thiết chế cho Liên hiệp Châu Âu trước khi bước vào giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định của tiến trình liên kết.

Gần nửa thế kỷ hội nhập của châu Âu đã có một tác động sâu sắc tới sự phát triển của lục địa và cách suy nghĩ của người dân trên lục địa. Nó cũng thay đổi cán cân quyền lực. Tất cả các Chính phủ, bất kể thuộc hình thái chính trị nào, ngày nay đều nhận thức được rằng kỷ nguyên của chủ quyền quốc gia tuyệt đối đã qua đi. Chỉ có thông qua liên kết lực lượng và nỗ lực hướng tới “một căn cước chung” – trích Hiệp ước về Cộng đồng Than và Thép châu Âu – thì các quốc gia châu Âu cũ mới tiếp tục được hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và duy trì được ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Cơ cấu của EU:

EU là từ viết tắt tiếng Anh của European Union nghĩa là Liên minh châu Âu. Nó bao gồm 15 nước thành viên là: Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ, Áo, Hy Lạp, Phần Lan, Ailen và Bồ Đào Nha. Cơ cấu của EU được xây dựng trên ba thành phần cơ bản chính là Cộng đồng chung châu Âu (European Community), chính sách chung về an ninh và đối ngoại (Common foreign and security policy), đồng hợp tác trong vấn đề tư pháp và nội vụ (Cooperation in justice and home affairs).

Các điều khoản chủ yếu trong hiệp ước của EU được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Lương thực chung;

– Sửa đổi Hiệp ước EEC thành EC (European Community), bao gồm liên hiệp kinh tế và tiền tệ, liên hiệp về thuế quan, thị trường đơn nhất, chính sách nông nghiệp chung, chính sách hạ tầng và vấn đề công dân của Liên hiệp.

– Chính sách về an ninh và đối ngoại (CFSP).

– Hợp tác về các vấn đề pháp luật và nội vụ;

– Tài chính chung;

– Nghị định thư, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết quan hệ về kinh tế và xã hội và các chính sách xã hội để giải thích cho sự liên hệ tới CFSP và những văn bản của các nước thành viên của Liên hiệp Tây Âu (WEU) về vai trò của họ.

Đồng thời Liên minh châu Âu được quản lý bởi một loạt các thể chế sau chung. Các thể chế chính bao gồm:

– Một nghị viện được bầu thông qua bầu cử tự do, nó cung cấp một diễn đàn dân chủ cho việc tranh luận, mang chức năng giám hộ và giữ vai trò giám hộ trong tiến trình lập pháp;

– Hội Đồng châu Âu, bao gồm các bộ trưởng của 15 nước thành viên và là cơ quan chủ yếu ra quyết định;

– Uỷ Ban châu Âu đại diện cho quyền lợi của Cộng Đồng và là cơ quan thi hành chính sách của Cộng Đồng;

– Toà án Tư pháp được đặt tại Luxembourg và đảm bảo luật pháp của Cộng Đồng được hiểu và thực hiện theo đúng các hiệp ước;

– Toà án Kiểm toán có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “theo một cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực” và các vấn đề tài chính của Cộng Đồng được quản lý một cách thích hợp;

– Ngân Hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), được thành lập để giúp thực hiện các dự án đóng góp vào sự phát triển cân bằng của EU.

Tiềm năng về kinh tế và khoa học – công nghệ của EU:

Tiềm năng kinh tế:

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, châu Âu luôn là đại lục phát triển nhất về kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ 2 kéo lùi nền kinh tế đi vài chục năm, nhưng ngay sau đó châu Âu đã có những bước hồi phục thần kỳ và cho đến nay thì châu Âu luôn là một lục địa phát triển nhất trên thế giới nếu xét cả về tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sự vượt trên cả Mỹ. Liên minh châu Âu (EU) chính là đại diện tiêu biểu cho lục địa này về khả năng phát triển kinh tế, kỹ thuật. Hiện nay liên minh châu Âu là một trong ba cực về kinh tế, khoa học kỹ thuật gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới thì EU đã góp mặt với 4 nước, điều này cho ta thấy được phần nào sức mạnh kinh tế của tổ chức này. Về thương mại, với chỉ vẻn vẹn có khoảng hơn 370 triệu người (6% dân số của thế giới), liên minh châu Âu đã chiếm tới một phần năm thương mại của toàn thế giới, đặc biệt khi các nước được thống nhất bởi một quyết định về thương mại thì lợi thế này chắc chắn sẽ tăng lên (xem hình minh hoạ).

Hình 1: Thị phần thương mại hàng hoá của EU trên thế giới

Ngoài ra các chỉ số phát triển khác đều rất cao, như mức sống thì quả thật EU là miền đất hứa cho nhiều người, là một mô hình mà hầu hết các nước khác trên thế giới đều hướng tới, với mức GDP/người là rất cao, có nước vượt cả Mỹ và Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm dần trong những năm gần đây. Một đặc điểm nổi bật nữa ở các nước EU trong thời gian vừa qua là kinh tế của các nước của các nước đều tăng trưởng, tuy cao thấp khác nhau, nhưng ổn định. Ví dụ, Italia có mức kinh tế tăng trưởng thấp nhất trong khối, nhưng hiện nay đang đi lên rõ rệt: Nếu GDP năm 1996 tăng 0,7%, thì năm 1997 tăng gần gấp đôi (1,3%). Đạt được như vậy theo các chuyên gia kinh tế EU, là nhờ sự điều hành, phối hợp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của các quốc gia và ban lãnh đạo khối EU.

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng của EU, so sánh với Mỹ và Nhật Bản

Để trở thành một trung tâm kinh tế vững mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội hiện nay của mình, EU đã nêu ra 3 mục tiêu cơ bản:

– Bảo đảm các điều kiện tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ để phát triển nội bộ xã hội EU.

Tạo ra các tiền đề để mở rộng biên giới EU sang Trung và Đông Âu rồi tới các nước Ban Tích.

– Thông qua chính sách tài chính – tín dụng (phải đầu tư) để bắt các nền kinh tế xung quanh phải phục tùng lợi ích của các nước có nền khoa học và công nghệ kỹ thuật cao của EU. Điều này được thể hiện qua việc tăng viện trợ của EU ra nước ngoài.

Để đạt các mục tiêu ấy mọi chính sách của EU hiện nay đều nhằm tạo ra một liên minh kinh tế – tiền tệ vững mạnh cơ cấu lại các cơ sở sản xuất công nghiệp, đồng thời cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng các mặt hàng do EU sản xuất, nhất là các mặt hàng đang bị hàng ngoại cạnh tranh, nhằm bảo vệ thị trường nội địa EU và đảm bảo khả năng cạnh tranh cho mặt hàng EU trên thị trường nước ngoài. Cụ thể, hiện nay ngân sách EU dành 6 khoản để cấp phát cho phát triển kinh tế – xã hội của cộng đồng, trong đó có 2 khoản dành cho phát triển công nghiệp thông qua các quĩ: Quĩ phát triển xã hội và quĩ đoàn kết. Quỹ phát triển xã hội bao gồm các khoản đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp toàn EU. Quĩ đoàn kết nhằm tài trợ cho những nước thành viên EU có GNP/ người thấp hơn 90% mức bình quân toàn EU (Hy Lạp, Ai Len, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha). Khoản “chính sách nội bộ” dùng cấp phát cho các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm EU trên thị trường quốc tế, trong đó dành 50 – 70% cho nghiên cứu khoa học.

Ngày 2 – 5 – 1998 Hội nghị cấp cao EU họp tại Brucxen (Bỉ) đã chính thức thông qua danh sách 11 nước trong số 15 nước thành viên EU tham gia vào đồng tiền châu Âu đợt đầu tiên, đó là các nước: Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan, áo, Phần Lan, Ai Len, Luxembourg. Ba nước Anh, Đan Mạch, Thụy Điển vì lý do chính trị nội bộ không tham gia đợt đầu. Riêng Hy Lạp không được chấp nhận vì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn qui định.

Sau khi đồng EURO ra đời, nó sẽ thúc đẩy sự hoàn thiện thị trường nội bộ thống nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, tạo điều kiện cho tổ chức này phát triển về chất, tiến tới một châu Âu thống nhất.

Lợi ích mà đồng tiền chung có thể mang lại cho 11 nước thành viên tham gia liên minh tiền tệ là giảm các khoản chi phí giao dịch tiền tệ, loại bỏ rủi ro ngoại hối (khoảng 0,33% GDP/năm, ước tính bằng 30 tỷ USD), tăng hiệu quả thương mại và đầu tư, giảm sự khác biệt về giá cả trong khối, tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp, cho sự lựa chọn giá cả tối ưu cho người tiêu dùng, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nền kinh tế trong liên minh, và đồngEURO sẽ trở thành đồng tiền quốc tế mạnh liên, sẽ trở thành một đối trọng to lớn đối với đồng USD và đồng Yên Nhật, góp phần tăng cường vai trò kinh tế của các nước EU trên thị trường tài chính – tiền tệ thế giới.

Ngoài ra đồng tiền chung EURO sẽ thúc đẩy các nước thành viên tham gia EMU phải điều chỉnh chính sách tài khoá để phù hợp với chính sách tiền tệ chung, để đáp ứng các đòi hỏi trong mục tiêu phát triển đặc thù của mình. Việc các nước không còn cơ hội sử dụng những chính sách tiền tệ riêng để đối phó với những vấn đề như chu kỳ kinh doanh và cơ cấu kinh tế, điều đó buộc từng quốc gia thành viên trong liên minh phải cải cách thị trường lao động, thị trường sản phẩm thúc đẩy quá trình cải tiến áp dụng công nghệ mới, cải cách cơ cấu kinh tế đất nước, nhanh chóng tăng cường sức mạnh cạnh tranh trong liên minh.

Mặc dù đồng EURO được xây dựng chủ yếu phục vụ liên kết kinh tế châu Âu, nhưng đồng EURO ra đời sẽ có nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới. Bởi vì, khi đồng EURO ra đời, nó sẽ đánh dấu một sự thống nhất chính sách tiền tệ của các nước EU và sự hội nhập toàn diện để trở thành một thị trường duy nhất về dịch vụ tài chính. Do qui mô thương mại của EU tương đối lớn nên quá trình liên kết kinh tế của khối này sẽ có nhiều tác động đến các nền kinh tế khác. Quá trình liên kết kinh tế của EU đã diễn ra từ lâu và đã tác động đến tương đối hoàn chỉnh ở nhiều lĩnh vực (thương mại, di chuyển vốn, lao động, qui chế, luật lệ) của nền kinh tế thế giới.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới hiện nay là quá trình khu vực hoá đang được đẩy mạnh chưa từng thấy. Trong đó, tiến trình thống nhất tiền tệ châu Âu sẽ đẩy mạnh hơn quá trình khu vực hoá trong nền kinh tế thế giới. Việc các nước EU và các nước trong Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) ký kết thành lập “Không gian kinh tế châu Âu (EEA)” sẽ tạo ra một thị trường thống nhất giữa 15 nước EU và 4 nước thành viên khác của châu Âu với không gian trải dài từ Bắc cực đến Địa Trung Hải, từ Đại Tây Dương đến Trung Âu. EEA là liên minh kinh tế mở, cho phép các nước châu Âu khác tiếp tục tham gia. Hiện nay khối này sẽ giữ nguyên hiệu lực của 80% những điều luật đã từng chi phối hoạt động của EU và cho phép tự do buôn bán, tự do di chuyển qua biên giới của các nước thành viên các nguồn vốn hàng hoá, dịch vụ và sức lao động. Với nguồn bổ sung mới này EEA chiếm hơn 40% thương mại quốc tế – đây là bước tiến mới trong việc thống nhất châu Âu, là một nhân tố góp phần ổn định châu Âu. Chắc chắn trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế sẽ có sự thay đổi ngoạn mục trong 3 cột trụ là đồng USD, EURO, và Yên, địa vị của đồng EURO sẽ dần được nâng cao, có nhiều ý kiến cho rằng nó sẽ có khả năng thay thế đồng USD trong các chức năng là đơn vị tính toán, tiền tệ dự trữ và cả chức năng can thiệp vào thị trường tài chính. Hiện nay đã có một số nước tỏ ý muốn một phần ngoại hối của mình và ngoại tệ dự trữ là đồng EURO, đặc biệt trong đó có Trung Quốc. Về vai trò là đồng tiền thanh toán quốc tế, hiện nay đồng tiền của các nước EU chiếm 35%, đồng USD chiếm 42%, đồng Yên Nhật chiếm 12% trong các giao dịch ngoại hối.

Đây quả là những thành tựu hết sức to lớn về kinh tế của liên minh Châu Âu, nhưng để duy trì giữ vững những thắng lợi này EU phải vượt qua được những trở ngại chủ quan và khách quan đang thách thức. Đó là những sự bất đồng trong khối khi tham gia các tổ chức khác như liên minh tiền tệ EMU, sự bất đồng trong hiệp định Maastricht, sự bất đồng giữa các quyết định của các thành viên với tổ chức EU, sự bất đồng giữa nước mới gia nhập EU với các nước thành viên cũ của nó. Thêm vào đó, là ngay bản thân các nước EU còn nhiều yếu kém hơn khi so sánh với Mỹ hay Nhật Bản, đặc biệt là các chỉ số thất nghiệp, lạm phát hay mức tăng trưởng GDP (xem hình 3 và 4 minh hoạ dưới đây).

Hình 3: Tỷ lệ lạm phát của EU, Mỹ và Nhật Bản

Hình 4: Tỷ lệ thất nghiệp của EU, Mỹ và Nhật Bản

Mặc dù còn nhiều chỗ bất đồng giữa các nước trong khối, nhưng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo EU và sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia thành viên trong chính sách kinh tế – tài chính, phân phối lại vấn đề vốn để giúp đỡ các nước chậm phát triển trong khối EU không những đã ổn định được nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội bình quân, mà còn đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn cộng đồng. Nếu giờ đây EU khắc phục những điều bất cập nói trên, thì có thể EU trở thành trung tâm kinh tế mạnh nhất nhì thế giới.

Tiềm năng khoa học và công nghệ

Năng lực khoa học và công nghệ

Nguồn tài chính

Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cho toàn thế giới lên tới khoảng 479 tỷ USD trong năm 1994. Phần lớn R&D được tiến hành tại Bắc Mỹ là 37,9%, Tây Âu là 28% còn Nhật Bản và các nước NICs chiếm 18,6%. Trung Quốc hiện nay chiếm khoảng 4,9% chi phí trên thế giới, Ấn Độ và các nước Trung Á 2,2%, cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) khoảng 2,5% và Mỹ Latinh là 1,9%.

Bảng 1: GERD, GDP và tỷ lệ giữa GERD/GDP của Châu Âu

(GERD và GDP theo khối lượng (tỷ USD) và theo tỷ lệ % so với thế giới)

Khu vực GERD GDP
Khối lượng(tỷ USD) % Khối lượng(tỷ USD) %
EU 131,5 28,0 7.258 22,2
Trung và Đông Âu 4,4 0,9 549 1,7
CIS 11,8 2,5 1.179 3,6

Nguồn: World science Report 1998

Về tỷ lệ giữa tổng chi phí quốc nội cho R&D (GERD) với GDP, ở Bắc Mỹ là 2,5%, Nhật Bản và NICs là 2,3% là những nơi có tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là EU là 1,8% và Châu Đại Dương là 1,5%. Các nước CIS, Trung và Đông Âu gộp lại là 1%, Ấn Độ và các nước Trung Á là 0,6% giữ vị trí trung gian, còn tỷ lệ GERD/GDP thấp nhất là 0,2 – 0,3%.

Nhân lực khoa học và công nghệ của EU

Người ta có thể định lượng “nhân lực khoa học – công nghệ” hoặc bằng số người trong độ tuổi lao động được đào tạo về các lĩnh vực khoa học công nghệ (dù được đào tạo chính thức hay không chính thức) hoặc bằng số người tham gia vào một công việc đòi hỏi phải có một bằng cấp nào đó về khoa học công nghệ dù chính thức hay không chính thức. Định nghĩa này của UNESCO và từ cuốn cẩm nang Canbera của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).

Định nghĩa đầu thì rộng và bao quát một lượng lao động. Định nghĩa sau hẹp hơn nhưng nảy sinh một vấn đề khác liên quan tới quan niệm về tính toán “tham gia R&D tương đương với toàn bộ thời gian”. Định nghĩa này trên thực tế hầu như chỉ có các nước OECD dùng.

Sản phẩm và chỉ số so sánh khoa học – công nghệ trong Châu Âu:

Sản phẩm khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học thông thường được tính bằng việc xuất bản các ấn phẩm khoa học, như số lượng bài báo được in trong các tạp chí khoa học. Ấn phẩm thực sự là một sản phẩm cơ bản của công trình khoa học, nhưng không chỉ có ấn phẩm mà khoa học còn tạo ra những sản phẩm khác mang tính giáo dục bậc đại học hoặc giáo dục về mặt kỹ thuật. Vì vậy, chỉ số này chỉ được phản ánh được một mặt của hoạt động nghiên cứu khoa học mà thôi.

Bảng 2: Sản phẩm khoa học tính bằng ấn phẩm theo lĩnh vực chuyên ngành

(Tỷ lệ % so với thế giới)

Khu vực Sinh học cơ bản Nghiên cứu y học Sinh học Hoá học Vật lý KH trái đất và vũ trụ HCN và kỹ thuật Tất cả các lĩnh vực
EU 36,3 41,5 31,8 34,1 32,9 33,2 28,8 35,8
Trung và Đông Âu 1,4 0,8 1,6 4,4 3,2 1,7 2,3 2,0
CIS 1,9 0,7 2,1 8,2 9,5 4,5 4,2 4,0

Nguồn: World sience Report 1998

Theo nguồn số liệu trên đây, từ năm 1990 trở lại đây EU chiếm 35,8% và đang tăng tới 9% so với năm 1990, trong khi các vùng khác thuộc Châu Âu đều giảm như CIS hay Trung và Đông Âu. Điểm mạnh của EU chính là nghiên cứu về y học, nhưng thực chất lại chủ yếu về khoa học và công nghệ.

Bảng 3: Sản phẩm khoa học tính bằng ấn phẩm

(Tỷ lệ % so với thế giới)

Khu vực 1995 (%) 1995 (cơ sở 1990 = 100)
EU 35,8 109
Trung và Đông Âu 2,0 83
CIS 4,0 56

Nguồn số liệu của SCI và Compumath

Hoạt động công nghệ và Patăng

Theo nguyên tắc Patăng được công bố, hoạt động công nghệ có thể được biểu thị bằng số lượng Patăng do cơ quan đăng ký Patăng công bố ra. Patăng ở đây không phải là loại dụng cụ công nghiệp mà là dấu hiệu của năng lực công nghệ ở ranh giới trí thức. Trong thực tế, Patăng liên quan đến cơ quan đăng ký và do một cơ quan Patăng quốc gia công bố. Một phần của câu trả lời là chọn hai hệ thống đăng ký Patăng lớn và mang tính quốc tế nhất, đó là Mỹ và EU.

Bảng 4: Sản phẩm công nghệ tính bằng Patăng, 1990 – 1995

(Tỷ lệ % so với thế giới)

Khu vực Patăng châu Âu Patăng Mỹ
1995 (%) 1995 (cơ sở 1990=100) 1995 (%) 1995 (cơ sở 1990=100)
EU 47,4 91 19,9 78
Trung và Đông Âu 0,4 101 0,1 59
CIS 0,4 113 0,1 59

Kết quả phân tích cho thấy sự giảm nhẹ thị phần thế giới của EU trong hệ thống Patăng Châu Âu (-0,9%) trong vòng 5 năm và tương đối rõ ở hệ thống Patăng Mỹ (-22%). Các nước CIS, Trung và Đông Âu vẫn duy trì được tỷ lệ cũ của họ trong hệ thống Châu Âu, nhưng lại giảm đáng kể trong hệ thống của Mỹ.

Chỉ số so sánh sản phẩm khoa học và công nghệ

Bảng 4: Sản phẩm R&D liên quan tới GDP, 1994

( chỉ số theo GDP2)

Khu vực Ấn phẩm khoa học Patăng châu Âu Patăng Mỹ
EU 161 213 89
Trung và Đông Âu 120 25 7
CIS 112 10 3

Nguồn: Indication of world science today

Chỉ số sản phẩm khoa học theo GDP vừa gắn với chi phí R&D, vừa gắn với tầm quan trọng của các nhà nghiên cứu mang tính hàn lâm trong khuôn khổ hoạt động R&D quốc gia (ở bảng trên). Nhìn vào bảng trên ta thấy EU chiếm tỷ số khá cao trong các nước Châu Âu tới 121, trong khi các nước CIS là 112 hay Trung và Đông Âu là 120 đều cao hơn các nước bình quân trên thế giới. Tuy nhiên chỉ số này vẫn còn thấp hơn Bắc Mỹ là 222 hay châu Đại Dương là 161.

So sánh các chỉ số khoa học và công nghệ của EU với Mỹ và Nhật Bản:

“Hệ thống đổi mới” của mỗi thành viên trong 3 nhóm EU, Mỹ và Nhật Bản đều có đặc trưng riêng khi nói về cơ cấu cấp tài chính. Ở EU thì ngân sách nhà nước – dân dụng công cộng tương đối quan trọng, ở Mỹ thì ngân sách quân sự, ở Nhật Bản thì do ngành công nghiệp cấp chủ đạo.

Về việc tiến hành hoạt động R&D, các trường đại học và các viện nghiên cứu nhà nước trong EU chiếm tỷ lệ tương đối cao hơn; còn ở Mỹ và Nhật Bản thì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Nếu so sánh với thành viên khác của “nhóm 3 đỉnh cao” thì EU có tốc độ tăng trưởng trên mức bình quân về khoa học trái đất và vũ trụ là +17% và về sinh thái học/sinh thái học ứng dụng là +12% trong vòng 5 năm đến 1995.

Điều đáng ngạc nhiên là bộ môn mạnh nhất của EU là nghiên cứu y học – chỉ tăng trưởng rất nhỏ là +5%, tiến không nhanh so với các ngành kỹ thuật vốn là lĩnh vực yếu nhất của họ là 5%. Trong khi đó thì mô thức tiến hoá của Mỹ theo hướng đi sâu vào chuyên môn, hai bộ môn tương đối yếu nhất của họ là sinh thái học/sinh thái học ứng dụng và vật lý, thực tế tăng trưởng là -9% trong khoảng 1990 – 1995 (so với việc giảm bình quân cho tất cả bộ môn là 4%). Tuy nhiên hai lĩnh vực là mạnh nhất là nghiên cứu y học và sinh học cơ bản của Mỹ thì đạt tốt hơn trên mức bình quân. Còn tại Nhật Bản, ba bộ môn yếu (nghiên cứu y học, sinh thái học/sinh thái học ứng dụng, và các khoa học về trái đất và vũ trụ) đã có độ tăng trưởng trung bình so với cả nhóm (15%, 17% và 13%); trong khi ba bộ môn yếu hơn như toán học thì vẫn còn tiếp tục giảm 12%.

Về phương diện sản phẩm công nghệ (đo bằng số lượng Patăng), tình hình của Mỹ trái ngược hẳn với EU và Nhật Bản. Giữa năm 1990 – 1995, phần Patăng tính theo hệ thống Patăng Châu Âu tăng từ 25,7% lên tới 32,1% so với thế giới và theo hệ thống của Mỹ, tăng từ 45,5% lên tới 49,2%. Trong cùng thời kỳ ấy, EU đều mất điểm trong cả hai hệ thống (5 điểm); còn Nhật Bản mất 3 điểm trong hệ thống Châu Âu nhưng vẫn còn duy trì mức cũ theo hệ thống của Mỹ (sau sự tăng trưởng ngoạn mục vào những năm 1980). Trong các lĩnh vực công nghệ tương đối yếu như điện tử/đồ điện và hoá học/dược, EU đã trở lại mức bình quân năm 1995. Còn trong lĩnh vực thứ ba yếu là thiết bị đo đạt mức dưới trung bình. Ngược lại, ba điểm này là ba điểm mạnh của Mỹ và họ đứng trên EU về cả ba. Về thiết bị đo, Mỹ chiếm tới 31% so với thế giới, còn hai lĩnh vực kia Mỹ đạt tới 21%. Nhật Bản vẫn đi vào chuyên môn hoá về hàng điện tử/điện dân dụng nhưng họ đang bị mất đi một cách nhanh chóng vị thế trong các lĩnh vực dụng cụ đo và hoá học/dược.

Trong khuôn khổ hệ thống Patăng Mỹ, hàng điện/điện tử từ lâu vẫn tụt sau các sản phẩm công nghệ của EU (chỉ đạt 11% so với thế giới) và đây chính là lĩnh vực mà EU mất nhiều vị trí nhất trong khoảng thời gian 1990 – 1995 là -34%. Về phần mình, Mỹ cũng có vị thế chủ đạo về thiết bị đo với mức tăng là 14% và về hoá học/dược với mức tăng là 6%. Còn Nhật Bản thì giữ được, thậm chí còn tăng phần trăm so với thế giới về các hàng điện/điện tử. Ngược lại, về lĩnh vực khá nhất thứ hai là dụng cụ đo thì họ lại có mức tăng âm (-9%).

Nguồn: https://voer.edu.vn/m/khai-quat-ve-lien-minh-chau-au-eu/76f7584a

Chế độ A-pac-thai (Apartheid)


Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội.

Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.

Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người (Group Areas Act) ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lý. Tiếp đó Luật Phân biệt Tiện nghi (Separate Amentities Act) năm 1953 đưa ra hàng loạt những quy định phân biệt cụ thể như phân biệt người được sử dụng bãi tắm, xe buýt, bệnh viện, trường học phổ thông và đại học. Luật này cũng quy định buộc người da đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu không có giấy phép đặc biệt. Ngoài ra Luật Cấm Hôn nhân hỗn hợp (Mixed Marriages Act) năm 1949 và Luật Trái Luân lý (Immorality Act) năm 1950 còn cấm người dân tiến hành hôn nhân hoặc có quan hệ lẫn lộn giữa các chủng tộc cụ thể.

Quyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. Ví dụ, Luật Phân biệt đại diện của cử tri đã được thông qua năm 1956 gạt các cử tri da màu ra khỏi danh sách cử tri chung và lập ra một danh sách cử tri riêng cho họ. Người da màu cũng bị cấm tham gia các cuộc bầu cử như người da đen suốt từ thập kỷ 1950 đến năm 1983 khi một cuộc cải cách Hiến pháp cho phép người da màu và người Châu Á thiểu số quyền được tham gia vào các viện của Quốc hội và được hưởng một số quyền hạn chế, bao gồm cả quyền bầu cử.

Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Trong phân phối thu nhập, gần 60% dân số chỉ có thu nhập dưới mức  42.000 Rand/năm (tương đương 7.000 USD), trong khi 2,2% dân số có thu nhập hơn 360.000 Rand/năm (khoảng 50.000 USD). Nghèo khổ là tình trạng phổ biến ở Nam Phi lúc bấy giờ. Người da đen là tầng lớp nghèo khổ nhất. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.

Để đảm bảo thực hiện chế độ a-pac-thai, chính quyền Nam Phi đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được sự chống đối rộng rãi đối với chế độ phân biệt chủng tộc này. Trong thập kỷ 1950, sau khi a-pac-thai trở thành hệ thống chính trị – xã hội chính thức, hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổi lên ở Nam Phi. Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC) tuyên bố “Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng” và đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ a-pac-thai. Sau những cuộc nổi dậy diễn ra tại Sharpevill tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả các tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.

Trên bình diện quốc tế, hệ thống phân biệt chủng tộc được thể chế hóa ở Nam Phi dưới chế độ a-pac-thai đã vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các quy định luật pháp quốc tế cũng như các tuyên bố chung về quyền con người. Vì thế, Nam Phi đã bị cô lập cả ở khu vực và trên trường quốc tế, bị Liên Hiệp Quốc chính thức lên án. Năm 1973, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về đàn áp và trừng phạt tội phân biệt chủng tộc, chính thức đưa ra một khuôn khổ pháp lý để các nhà nước thành viên áp dụng các biện pháp trừng phạt, gây áp lực với chính phủ a-pac-thai ở Nam Phi, đòi chính phủ này phải thay đổi các chính sách của họ. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1976.

Một văn bản pháp lý khác là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế đã xác định a-pac-thai là một trong số 11 tội chống lại nhân loại. Công dân của đa số các nhà nước bao gồm cả Nam Phi có quyền đề nghị đưa ra truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế các cá nhân đã vi phạm hoặc khuyến khích phạm tội phân biệt chủng tộc.

Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.

Cụ thể từ năm 1984, các cuộc cải cách đã được tiến hành. Những bộ luật ngăn cấm đối với người da đen và da màu đã được bãi bỏ hoặc nới lỏng. Năm 1990, chính quyền của De Klerk đã chính thức tuyên bố tại Quốc hội về việc bãi bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, bỏ lệnh cấm các đảng phái hoạt động, trong đó có đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Từ năm 1990 đến 1991 bộ máy nhà nước hợp pháp của chế độ a-pac-thai đã bị giải thể. Tháng 12 năm 1991, Hội nghị vì một Nam Phi dân chủ (Codesa) đã bắt đầu các cuộc thương lượng về việc thành lập một chính phủ lâm thời đa sắc tộc và về bản hiến pháp mới mở rộng các quyền chính trị cho mọi nhóm người.

Tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi.

Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela trúng cử Tổng thống Nam Phi. Cuộc bầu cử đã diễn ra một cách hòa bình. ANC chiếm 62,7% số phiếu, ít hơn so với mức 66,7% mà họ dành được khi muốn xây dựng bản hiến pháp mới, nhưng đủ để họ dành quyền đứng ra thành lập chính phủ mới trên phạm vi toàn quốc. Cuộc bầu cử cũng đã quyết định số phận các chính quyền cấp tỉnh, tất cả đều do ANC chi phối. NP chiếm được đa số phiếu của người da trắng và da màu, do đó đã chính thức trở thành đảng đối lập.

Ngày 8 tháng 5 năm 1996, bản hiến pháp mới đã được chính thức phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lý cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ.

Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).

Lịch sử Công xã Paris


Công xã Paris (tiếng Pháp: La Commune de Paris) là một chính quyền điều hành Paris trong một thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Nó đã được mô tả như một chính quyền theo chủ nghĩa vô chính phủ hoặc chủ nghĩa xã hội, tùy theo tư tưởng của người bình luận.

slide-lacommunedeparis

Theo nghĩa đen, Công xã Paris chỉ là một cơ quan hành chính địa phương (hội đồng của một xã) đã nắm quyền điều khiển Paris trong vòng hai tháng mùa xuân năm 1871. Tuy nhiên, với những điều kiện khi thành lập, những quy định gây tranh cãi và một kết thúc đẫm máu đã làm cho nó trở thành một sự kiện chính trị quan trọng vào thời đó.

Hoàn cảnh ra đời

Cuối tháng 6 năm 1870, Đệ nhị đế chế Pháp bước vào thời kỳ khủng hoảng. Cũng mùa hè 1870, nước Pháp bước vào cuộc chiến với Phổ. Do chỉ huy yếu, thua kém về vũ khí, các chiến lược sai lầm… Pháp nhanh chóng bị Phổ đánh bại. Tháng 9 năm 1870, hoàng đế Napoléon III thất trận ở chiến trường Sedan phải đầu hàng thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck. Ngày 4 tháng 9, nhân dân Paris nhận được tin, tự phát nổi dậy tràn vào Điện Bourbon, hô lớn: Phế truất hoàng đế”, “Cộng hòa muôn năm”. Chiều ngày hôm đó, một chính phủ lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Tướng Louis Jules Trochu, một người có tư tưởng bảo hoàng, nguyên thống đốc Paris, được cử làm Bộ trưởng Bộ chiến tranh và đứng đầu chính phủ mới.

Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về Paris. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binh và thủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ công và công chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27 tháng 10, 15 vạn quân Pháp ở thành Metz do tướng François Achille Bazaine chỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán! Jules Favre, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.

Từ ngày 23 tháng 1 năm 1871, Chính phủ của Trochu bắt đầu đàm phán với Phổ lại cung điện Versailles. Đến ngày 28/1, Chính phủ Pháp ký hiệp định đình chiến, chấp nhận các điều hiện của phía Phổ. Theo các điều khoản đình chiến này, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ được tổ chức vào 8 tháng 2 năm 1871 và sau đó Quốc hội sẽ ký hòa ước. Đúng như dự đinh, Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 2 với 750 nghị viên. Phần lớn trong số này thuộc tầng lớp phú ông, địa chủ và có tới 450 người thuộc phái bảo hoàng. Adolphe Thiers trở thành thủ tướng và Jules Favre tiếp tục giữ chức bộ trưởng bộ ngoại giao. Ngày 28 tháng 2, Thiers gặp Bismarck và ký kết các điều khoản hòa ước:

– Nước Pháp bồi thường chiến phí 5 ngàn triệu franc.

– Các pháo đài Paris bị quân Đức chiếm đóng cho tới khi Pháp nộp 500 triệu đầu tiên.

– Lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng cho tới khi Pháp hoàn thành hết khoản bồi thường.

– Alsace và một phần ba Lorraine thuộc về Đức.

– Quân Phổ vào chiếm đóng Paris.

Phản đối hòa ước, trước ngày quân đội Phổ tiến vào Paris, dân chúng và vệ quốc quân đã chiếm 227 khẩu đại bác và súng liên thanh chuyển về Montmartre và Belleville. Trước sự chống cự này, quân đội Phổ chỉ chiếm một phần Paris và ở lại trong 62 giờ đồng hồ. Ngày 15 tháng 2, 215 trong tổng số 270 tiểu đoàn vệ quốc đã thành lập Liên minh quân đội vệ quốc, đứng đầu là Ủy ban trung ương vệ quốc. Ủy ban này gồm đại biểu ở tất cả cá đơn vị, có cả những người xã hội và những hội viên của Quốc tế thứ nhất. Ngày 24 tháng 2, Ủy ban tổ chức một cuộc tuần hành trước nhà tù Bastille để kỷ niệm Đệ nhị công hòa.

Giữa tháng 3 năm 1781, Quốc hội hạ lệnh tước vũ khí quân vệ quốc. Cuộc chiến ngày 18 tháng 3 giữa Chính phủ Versailles và quân vệ quốc là ngòi nổ chức tiếp cho Công xã Paris.

Thành lập Công xã

3 giờ đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Thiers tới chiếm các vị trí chiến lược bên tả ngạn sông Seine. Một nhóm khác cũng được điều đến các kho đại bác của Paris. Mục tiêu chủ yếu của quân đội chính phủ là đồi Montmartre ở phía bắc thành phố để chiếm các trọng pháo của quân vệ quốc. Đến 5 giờ 30, quân chính phủ chiếm được các trọng pháo nhưng chưa di chuyển đi được. Sau các tiếng kèn tập hợp và chuông báo động, quân vệ quốc tiến tới bao vây đồi. Trong cuộc chiến, nhiều binh lính quân chính phủ đã nghiên về phía quân vệ quốc, viên tướng chỉ huy bị bắn chết tại chỗ. Tới 9 giờ sáng, lực lượng chính phủ thất bại, vội vã lui quân. Buổi trưa, Ủy ban trung ương vệ quốc ra lệnh các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thành phố. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, quân vệ quốc đã chiếm được các cơ quan đầu não của phủ, tòa thị chính và các trại lính. Đến buổi chiều, Thiers cùng chính phủ phải rút về Versailles.

Ngày 26 tháng 3, bầu cử Hội đồng Công xã được tiến hành và ngày 28, kết quả được công bố. Trong số 85 đại biểu trúng cử, có 25 công nhân, 15 đại biểu thuộc tầng lớp tư sản trúng cử nhưng sớm từ chức sau đó. Phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức… Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng công xã là hội viên của Quốc tế thứ nhất và cũng có cả những người ngoại kiều gốc Nga, Ba Lan, Hungary. Cuối thàng 3, do ảnh hưởng của Công xã Paris, nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra ở Marseilles, Lyon, Toulouse…

Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ an ninh được thay bằng lực lượng công nhân có vũ trang. Chính quyền của giai cấp công nhân cũng được thành lập. Cơ quan tối cao của nhà nước là Hội đồng Công xã có vai trò lập pháp và tổ chức 10 ủy ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Mỗi ủy ban này do một ủy viên của Hội đồng Công xã làm chủ tịch. Công xã cũng ra sắc lệnh tác nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, giới tăng lữ không can thiệp vào công việc của chính quyền và ngân sách tôn giáo bị hủy bỏ. Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ. Để tuyên truyền trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã Paris còn sử dụng khinh khí cầu dải truyền đơn tới các vùng nông thôn.

Trong khi đó, quân đội Phổ và quân đội Versailles vẫn tiếp tục bao vây Paris. Chính phủ Versailles cùng một số báo chí đưa nhiều tin bất lợi cho Công xã Paris, như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở hữu. Nhiều nông dân lo ngại chính quyền của Công xã Paris.

Các chính sách kinh tế, xã hội

Công xã Paris quyết định giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp, công xưởng mà giới chủ đã bỏ khỏi Paris. Còn những xưởng mà người chủ vẫn ở lại, Công xã quản lý thông qua việc kiểm soát tiến lương. Các Ủy ban lao động được thành lập chịu trách nhiệm về sản xuất và đời sống công nhân. Với những nhà máy vẫn còn giới chủ, Công xã đưa ra lệnh cấm hình thức cúp phạt, cấm làm đêm trong các xưởng bánh mì. Chế độ ngày làm 8 tiếng cũng được đề ra nhưng chưa kịp thực hiện. Mức lương của các viên chức bị hạ xuống, trong khi của công nhân được tăng lên. Đến tháng 5, Công xã ban hành đạo luật quy định giá bánh mỳ, thịt bò, cừu. Nhiều công dân nghèo rời nhà mình tới sống tại các dinh thự của những quý tộc, tư sản bỏ trốn.

Về giáo dục, Công xã Paris thành lập hệ thống giáo dục thống nhất, tách khỏi nhà thờ, thay thế các tăng lữ bằng tầng lớp giáo viên mới. Một sắc lệnh quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí. Ngày 12 tháng 5, hai trường chuyên nghiệp được thành lập. Chịu trách nhiệm các nhiệm vụ này là Ủy ban giáo dục. Tương tự, Hội nghệ sĩ đứng ra quản lý các rạp hát, kinh doanh nghệ thuật bị cấm.

Về quân sự, Công xã Paris giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân

Chiến tranh bảo vệ Công xã

Sau ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Versailles hầu như tan rã. Về Versailles, Adolphe Thiers dần tập hợp lại được 12 ngàn quân. Cuối tháng 3, khi những cuộc nổi dậy ở các tỉnh thất bại, quân đội tập trung lại Paris và lên tới con số 65 ngàn. Trong khi đó, lực lượng của Công xã ban đầu khoảng 100 ngàn người, về sau tăng lên tới 200 ngàn. Nhưng trong số này chỉ có khoảng 20 đến 30 ngàn đã được luyện tập. Về vũ khí, tuy Công xã có được 1740 khẩu đại bác, nhưng do không có pháo thủ, một số bị phá hủy nên chỉ sử dụng được 320 khẩu. Quân đội Công xã cũng được trang bị hơn 400 ngàn súng trường.

Ngày 2 tháng 4, quân Versailles bắt đầu tấn công Paris. Quân Công xã nhanh chóng thua cuộc do tổ chức yếu, kỷ luật kém, sử dụng pháo không hiệu quả… Trong tháng 4 và 5, quân Versailles đã chiếm được phần lớn các pháo đài phía tây và nam thành phố. Từ giữa tháng 4, Paris liên tiếp bị bắn phá. Nhiều người của chính phủ Versailles thâm nhập vào hàng ngũ Công xã, tham gia cả Bộ tổng tham mưu. Lực lượng tình báo này đã cho phá hủy một xưởng đúc đạn, lấy các bản đồ quân sự và tổ chức mở cửa thành Paris cho quân đội Versailles tiến vào.

Vào khoảng thời gian đang diễn ra cuộc chiến, ngày 10 tháng 5 năm 1871, Adolphe Thiers chính thức ký với Bismarck hòa ước nhượng Alsace và một phần Lorraine cho Phổ cùng khoản chiến phí 5.000 triệu franc. Chính phủ của Thiers và phía Phổ cùng tham gia đàn áp Công xã. Theo yêu cầu của Thiers, Bismarck trao trả Pháp 10 vạn tù binh và lực lượng này cùng tham gia đàn áp Công xã. Sau hòa ước, Bộ chỉ huy quân Phổ cho quân đội Versailles qua phía bắc thành phố, nơi Công xã ít đề phòng.

Ngày 20 tháng 5, quân đội Versailles bắt đầu tổng tiến công. Ngày 21, quân đội tràn vào Paris qua cửa ô Saint-Cloud. Tiếp đó là khoảng thời gian “Tuần lễ đẫm máu” kéo dài từ 21 tới 28 tháng 5. Ngày 27, quân Versailles chiếm được Belleville. Khoảng 200 binh lính Công xã rút vào cố thủ trong nghĩa địa Père-Lachaise. Tới ngày 28, cuộc kháng cự của Paris hoàn toàn thất bại.

Nguyên nhân thất bại

Công xã Paris thất bại có nhiều nguyên nhân, các khách quan và chủ quan. Sau ngày 18 tháng 3, lực lượng của Công xã đã chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua bưu điện và Ngân hàng Pháp. Công xã cũng không hoàn thành thắng lợi bằng cách tấn công tiếp tục tới Versailles và điều này khiến chính phủ của Adolphe Thiers có thời giờ củng cố, xây dựng lại quân đội. Công xã cũng không mạnh tay với các nhân vật gián điệp, cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu mới thực hiện biện pháp mạnh nhưng không còn tác dụng.

Về kinh tế, do không tịch thu ngân hàng, những thành phần chống lại công xã đã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền. Ngoài ra, về quân sự, Công xã Paris tỏ ra yếu kém. Quân đội của Công xã chưa được huấn luyện, tổ chức tốt. Việc lãnh đạo thiếu tập trung, được chia làm hai cơ quan là Ủy ban quân sự và Ủy ban trung ương quân vệ quốc. Lực lượng công nhân không xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng nông dân. Các yếu kém về quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị quân đội Versailles tấn công.

S.T

Tin vào tiềm năng của mình


Tôi không biết tài năng của bạn là gì nhưng tôi chắc chắn một điều: Tài năng sẽ không được phát huy tối đa nếu bạn không có niềm tin. Chỉ tài năng thôi không bao giờ là đủ. Nếu bạn muốn hoàn thiện bản thân, bạn cần tin vào điều đó. Bạn cần: Tin vào tiềm năng của mình

image

Tiềm năng của bạn thật sự tùy thuộc vào bạn. Người khác nghĩ gì không quan trọng. Những gì bạn từng nghĩ về mình trước đây lại càng không quan trọng. Quan trọng là những gì nằm trong con người bạn và liệu bạn có định khám phá nó hay không.

Phillips Brooks, tác giả bài hát O Little Town of Bethlehem (Ôi, thành phố Bethlehem bé nhỏ!), nhận xét: “Khi bạn phát hiện mình mới chỉ sống nửa cuộc đời, nửa còn lại sẽ ám ảnh bạn cho đến khi bạn mở đường tới nó.”

Những người tự tin luôn có phương châm sống:

“Nếu bạn nghĩ mình bị đánh bại, đúng vậy!

Nếu bạn nghĩ mình không dám, đúng thế!

Nếu bạn muốn thắng, nhưng nghĩ mình không thể

Gần như chắc chắn bạn sẽ thua…

Không hẳn, cuộc chiến trong đời

Thuộc về những người mạnh hoặc nhanh hơn

Nhưng sớm hay muộn, người thắng cuộc

Là người nghĩ mình có thể chiến thắng.”

Đây cũng là phương châm của