Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU


Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU

Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã được bộc lộ từ trong lịch sử Châu Âu xa xưa, kể cả ý đồ muốn thực hiện thống nhất bằng vũ lực. Hoàng đế Napoleon của nước Pháp là một minh chứng điển hình. Ông đã từng nghĩ đến một Châu Âu thống nhất với “một bộ luật Châu Âu một đồng tiền chung Châu Âu, các đơn vị đo lường, các qui tắc Châu Âu” và ông ta đã thất bại trong việc thực hiện mơ ước chung lành mạnh đó bằng ý đồ sử dụng vũ lực để có một Châu Âu liên kết dưới sự thống trị của người Pháp.

Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ngoại trưởng Pháp Aristide Briand mới đề xuất trước Đại Hội đồng Hội Quốc Liên ý tưởng cụ thể về việc thành lập một liên hiệp Châu Âu mang thể chế liên bang. Nhưng ý kiến này không gây được tiếng vang và chưa kịp có những bàn bạc cụ thể thì thế chiến lần thứ hai ập đến như là hậu quả của một ý tưởng ngông cuồng muốn thống nhất Châu Âu bằng bạo lực dưới sự cai quản của một quốc gia – dân tộc tực coi mình là thượng đẳng – Đức quốc xã.

Phải đến những năm 40 của thế kỷ XX sau khi thế chiến kết thúc, mới xuất hiện một phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá. Mặc dù vậy, chỉ sau khi vấn đề nước Đức được đặt ra sau thế chiến thứ hai cùng với nguyện vọng gìn giữ hoà bình Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ Pháp – Đức về vùng Sarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu Âu mới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế. “Cộng đồng than và thép Châu Âu” (ECSC) ra đời ngày 18 tháng 4 năm 1951 với sáu nước thành viên là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, và Italia là cột mốc đầu tiên đánh dấu Châu Âu bắt đầu tập họp lại một cách lành mạnh về tổ chức. Tuy nhiên tiến trình liên kết Châu Âu chỉ thực sự bắt đầu khi đại diện sáu nước thành viên ECSC ký các hiệp định Roma chính thức thành lập “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC) và “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” (Euratom) với tư tưởng trung tâm là hình thành một thị trường rộng lớn ở Châu Âu coi như một công cụ phối hợp và hoà nhập các chính sách kinh tế của các nước thành viên. Đến cuộc họp thượng đỉnh giữa các vị nguyên thủ quốc gia các thành viên của châu Âu năm 1972 tại Paris thì lần đầu tiên thuật ngữ EU được nhắc tới. Sự ra đời các cộng đồng Châu Âu đã đáp ứng được nhu cầu tạo lập không gian không biên giới cho việc tự do lưu chuyển các nguồn lực và sản phẩm trong toàn Châu Âu.

Bước tiến quan trọng tiếp theo tạo ra sự cải biến căn bản khuôn khổ thiết chế và chính trị cho tiến trình nhất thể hoá Châu Âu là việc ký kết văn bản Định ước Châu Âu duy nhất (the Single European Act) theo đuổi mục tiêu hình thành thị trường Châu Âu đơn nhất (the Single European market) với mốc thời gian là ngày 31 tháng 12 năm 1992. Tiếp đó việc ký kết Hiệp định về Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Maastricht tháng 10 năm 1993 là một cuộc cải cách toàn diện nhất các hiệp định Roma thúc đẩy sự liên kết Châu Âu trên cả ba trụ cột của EU là cộng đồng Châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung và hợp tác về tư pháp và nội vụ.

Liên hiệp Châu Âu đang thực hiện các chính sách tiếp tục thúc đẩy liên kết hoá trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI nhằm làm cho EU trở nên mạnh hơn và mở rộng. Bước vào thiên niên kỷ mới Liên hiệp Châu Âu đã khẳng định:

– Các chính sách đối nội phải nhằm tới sự phát triển bền vững và việc làm, gắn kết kinh tế – xã hội và phát triển nông nghiệp.

– Tiến trình liên kết hoá Châu Âu phải làm sao nâng cao được vai trò của EU trên trường quốc tế.

– Trong quá trình thực hiện liên kết Châu Âu, EU không chỉ mạnh hơn mà còn mở rộng hơn về lãnh thổ.

Thực hiện Hiệp định Amsterdam, tiến trình đi tới liên minh kinh tế và tiền tệ (EU) như đỉnh cao mới của liên kết hoá Châu Âu đang tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ EU tiến lên. Mọi chuẩn bị về kỹ thuật đã được hoàn tất để ra đời đồng tiền chung Châu Âu (đồng EURO) ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 1999. EU và đồng EURO sẽ tạo ra cái neo giữ cho sự ổn định, hoàn thiện hiệu quả thị trường và khuyến khích đầu tư cũng như mở ra những khả năng mới cho việc quản lý vĩ mô có hiệu quả hơn ở Châu Âu.

Hiệp ước về Liên minh, hay hiệp ước Maastrich, vào năm 1993 đặt các nước thành viên vào một chương trình đầy tham vọng: liên minh tiền tệ vào năm 1999, các chính sách chung mới, quốc tịch châu Âu, một chính sách ngoại giao và an ninh nội bộ. Hiện nay, một hội nghị liên Chính phủ đang tranh luận về điều chỉnh các thể chế và các quá trình ra quyết định của EU, nhằm tạo nền móng cho việc mở rộng Cộng đồng sang các nước Trung và Đông Âu.

Tiến trình liên kết hoá Châu Âu đang được thực hiện thắng lợi, những thời cơ và thách thức đang hiện diện trước một Liên hiệp Châu Âu sẽ bước vào thế kỷ XXI trong tư cách một tổ chức mạnh hơn và mở rộng hơn. Hiệp định Amsterdam đã tăng cường một bước đáng kể về các mặt tăng cường sức mạnh, hoàn thiện khả năng trong các hoạt động đối ngoại và cải cách khuôn khổ thiết chế cho Liên hiệp Châu Âu trước khi bước vào giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định của tiến trình liên kết.

Gần nửa thế kỷ hội nhập của châu Âu đã có một tác động sâu sắc tới sự phát triển của lục địa và cách suy nghĩ của người dân trên lục địa. Nó cũng thay đổi cán cân quyền lực. Tất cả các Chính phủ, bất kể thuộc hình thái chính trị nào, ngày nay đều nhận thức được rằng kỷ nguyên của chủ quyền quốc gia tuyệt đối đã qua đi. Chỉ có thông qua liên kết lực lượng và nỗ lực hướng tới “một căn cước chung” – trích Hiệp ước về Cộng đồng Than và Thép châu Âu – thì các quốc gia châu Âu cũ mới tiếp tục được hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và duy trì được ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Cơ cấu của EU:

EU là từ viết tắt tiếng Anh của European Union nghĩa là Liên minh châu Âu. Nó bao gồm 15 nước thành viên là: Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ, Áo, Hy Lạp, Phần Lan, Ailen và Bồ Đào Nha. Cơ cấu của EU được xây dựng trên ba thành phần cơ bản chính là Cộng đồng chung châu Âu (European Community), chính sách chung về an ninh và đối ngoại (Common foreign and security policy), đồng hợp tác trong vấn đề tư pháp và nội vụ (Cooperation in justice and home affairs).

Các điều khoản chủ yếu trong hiệp ước của EU được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Lương thực chung;

– Sửa đổi Hiệp ước EEC thành EC (European Community), bao gồm liên hiệp kinh tế và tiền tệ, liên hiệp về thuế quan, thị trường đơn nhất, chính sách nông nghiệp chung, chính sách hạ tầng và vấn đề công dân của Liên hiệp.

– Chính sách về an ninh và đối ngoại (CFSP).

– Hợp tác về các vấn đề pháp luật và nội vụ;

– Tài chính chung;

– Nghị định thư, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết quan hệ về kinh tế và xã hội và các chính sách xã hội để giải thích cho sự liên hệ tới CFSP và những văn bản của các nước thành viên của Liên hiệp Tây Âu (WEU) về vai trò của họ.

Đồng thời Liên minh châu Âu được quản lý bởi một loạt các thể chế sau chung. Các thể chế chính bao gồm:

– Một nghị viện được bầu thông qua bầu cử tự do, nó cung cấp một diễn đàn dân chủ cho việc tranh luận, mang chức năng giám hộ và giữ vai trò giám hộ trong tiến trình lập pháp;

– Hội Đồng châu Âu, bao gồm các bộ trưởng của 15 nước thành viên và là cơ quan chủ yếu ra quyết định;

– Uỷ Ban châu Âu đại diện cho quyền lợi của Cộng Đồng và là cơ quan thi hành chính sách của Cộng Đồng;

– Toà án Tư pháp được đặt tại Luxembourg và đảm bảo luật pháp của Cộng Đồng được hiểu và thực hiện theo đúng các hiệp ước;

– Toà án Kiểm toán có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “theo một cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực” và các vấn đề tài chính của Cộng Đồng được quản lý một cách thích hợp;

– Ngân Hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), được thành lập để giúp thực hiện các dự án đóng góp vào sự phát triển cân bằng của EU.

Tiềm năng về kinh tế và khoa học – công nghệ của EU:

Tiềm năng kinh tế:

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, châu Âu luôn là đại lục phát triển nhất về kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ 2 kéo lùi nền kinh tế đi vài chục năm, nhưng ngay sau đó châu Âu đã có những bước hồi phục thần kỳ và cho đến nay thì châu Âu luôn là một lục địa phát triển nhất trên thế giới nếu xét cả về tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sự vượt trên cả Mỹ. Liên minh châu Âu (EU) chính là đại diện tiêu biểu cho lục địa này về khả năng phát triển kinh tế, kỹ thuật. Hiện nay liên minh châu Âu là một trong ba cực về kinh tế, khoa học kỹ thuật gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới thì EU đã góp mặt với 4 nước, điều này cho ta thấy được phần nào sức mạnh kinh tế của tổ chức này. Về thương mại, với chỉ vẻn vẹn có khoảng hơn 370 triệu người (6% dân số của thế giới), liên minh châu Âu đã chiếm tới một phần năm thương mại của toàn thế giới, đặc biệt khi các nước được thống nhất bởi một quyết định về thương mại thì lợi thế này chắc chắn sẽ tăng lên (xem hình minh hoạ).

Hình 1: Thị phần thương mại hàng hoá của EU trên thế giới

Ngoài ra các chỉ số phát triển khác đều rất cao, như mức sống thì quả thật EU là miền đất hứa cho nhiều người, là một mô hình mà hầu hết các nước khác trên thế giới đều hướng tới, với mức GDP/người là rất cao, có nước vượt cả Mỹ và Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm dần trong những năm gần đây. Một đặc điểm nổi bật nữa ở các nước EU trong thời gian vừa qua là kinh tế của các nước của các nước đều tăng trưởng, tuy cao thấp khác nhau, nhưng ổn định. Ví dụ, Italia có mức kinh tế tăng trưởng thấp nhất trong khối, nhưng hiện nay đang đi lên rõ rệt: Nếu GDP năm 1996 tăng 0,7%, thì năm 1997 tăng gần gấp đôi (1,3%). Đạt được như vậy theo các chuyên gia kinh tế EU, là nhờ sự điều hành, phối hợp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của các quốc gia và ban lãnh đạo khối EU.

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng của EU, so sánh với Mỹ và Nhật Bản

Để trở thành một trung tâm kinh tế vững mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội hiện nay của mình, EU đã nêu ra 3 mục tiêu cơ bản:

– Bảo đảm các điều kiện tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ để phát triển nội bộ xã hội EU.

Tạo ra các tiền đề để mở rộng biên giới EU sang Trung và Đông Âu rồi tới các nước Ban Tích.

– Thông qua chính sách tài chính – tín dụng (phải đầu tư) để bắt các nền kinh tế xung quanh phải phục tùng lợi ích của các nước có nền khoa học và công nghệ kỹ thuật cao của EU. Điều này được thể hiện qua việc tăng viện trợ của EU ra nước ngoài.

Để đạt các mục tiêu ấy mọi chính sách của EU hiện nay đều nhằm tạo ra một liên minh kinh tế – tiền tệ vững mạnh cơ cấu lại các cơ sở sản xuất công nghiệp, đồng thời cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng các mặt hàng do EU sản xuất, nhất là các mặt hàng đang bị hàng ngoại cạnh tranh, nhằm bảo vệ thị trường nội địa EU và đảm bảo khả năng cạnh tranh cho mặt hàng EU trên thị trường nước ngoài. Cụ thể, hiện nay ngân sách EU dành 6 khoản để cấp phát cho phát triển kinh tế – xã hội của cộng đồng, trong đó có 2 khoản dành cho phát triển công nghiệp thông qua các quĩ: Quĩ phát triển xã hội và quĩ đoàn kết. Quỹ phát triển xã hội bao gồm các khoản đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp toàn EU. Quĩ đoàn kết nhằm tài trợ cho những nước thành viên EU có GNP/ người thấp hơn 90% mức bình quân toàn EU (Hy Lạp, Ai Len, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha). Khoản “chính sách nội bộ” dùng cấp phát cho các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm EU trên thị trường quốc tế, trong đó dành 50 – 70% cho nghiên cứu khoa học.

Ngày 2 – 5 – 1998 Hội nghị cấp cao EU họp tại Brucxen (Bỉ) đã chính thức thông qua danh sách 11 nước trong số 15 nước thành viên EU tham gia vào đồng tiền châu Âu đợt đầu tiên, đó là các nước: Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan, áo, Phần Lan, Ai Len, Luxembourg. Ba nước Anh, Đan Mạch, Thụy Điển vì lý do chính trị nội bộ không tham gia đợt đầu. Riêng Hy Lạp không được chấp nhận vì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn qui định.

Sau khi đồng EURO ra đời, nó sẽ thúc đẩy sự hoàn thiện thị trường nội bộ thống nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, tạo điều kiện cho tổ chức này phát triển về chất, tiến tới một châu Âu thống nhất.

Lợi ích mà đồng tiền chung có thể mang lại cho 11 nước thành viên tham gia liên minh tiền tệ là giảm các khoản chi phí giao dịch tiền tệ, loại bỏ rủi ro ngoại hối (khoảng 0,33% GDP/năm, ước tính bằng 30 tỷ USD), tăng hiệu quả thương mại và đầu tư, giảm sự khác biệt về giá cả trong khối, tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp, cho sự lựa chọn giá cả tối ưu cho người tiêu dùng, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nền kinh tế trong liên minh, và đồngEURO sẽ trở thành đồng tiền quốc tế mạnh liên, sẽ trở thành một đối trọng to lớn đối với đồng USD và đồng Yên Nhật, góp phần tăng cường vai trò kinh tế của các nước EU trên thị trường tài chính – tiền tệ thế giới.

Ngoài ra đồng tiền chung EURO sẽ thúc đẩy các nước thành viên tham gia EMU phải điều chỉnh chính sách tài khoá để phù hợp với chính sách tiền tệ chung, để đáp ứng các đòi hỏi trong mục tiêu phát triển đặc thù của mình. Việc các nước không còn cơ hội sử dụng những chính sách tiền tệ riêng để đối phó với những vấn đề như chu kỳ kinh doanh và cơ cấu kinh tế, điều đó buộc từng quốc gia thành viên trong liên minh phải cải cách thị trường lao động, thị trường sản phẩm thúc đẩy quá trình cải tiến áp dụng công nghệ mới, cải cách cơ cấu kinh tế đất nước, nhanh chóng tăng cường sức mạnh cạnh tranh trong liên minh.

Mặc dù đồng EURO được xây dựng chủ yếu phục vụ liên kết kinh tế châu Âu, nhưng đồng EURO ra đời sẽ có nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới. Bởi vì, khi đồng EURO ra đời, nó sẽ đánh dấu một sự thống nhất chính sách tiền tệ của các nước EU và sự hội nhập toàn diện để trở thành một thị trường duy nhất về dịch vụ tài chính. Do qui mô thương mại của EU tương đối lớn nên quá trình liên kết kinh tế của khối này sẽ có nhiều tác động đến các nền kinh tế khác. Quá trình liên kết kinh tế của EU đã diễn ra từ lâu và đã tác động đến tương đối hoàn chỉnh ở nhiều lĩnh vực (thương mại, di chuyển vốn, lao động, qui chế, luật lệ) của nền kinh tế thế giới.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới hiện nay là quá trình khu vực hoá đang được đẩy mạnh chưa từng thấy. Trong đó, tiến trình thống nhất tiền tệ châu Âu sẽ đẩy mạnh hơn quá trình khu vực hoá trong nền kinh tế thế giới. Việc các nước EU và các nước trong Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) ký kết thành lập “Không gian kinh tế châu Âu (EEA)” sẽ tạo ra một thị trường thống nhất giữa 15 nước EU và 4 nước thành viên khác của châu Âu với không gian trải dài từ Bắc cực đến Địa Trung Hải, từ Đại Tây Dương đến Trung Âu. EEA là liên minh kinh tế mở, cho phép các nước châu Âu khác tiếp tục tham gia. Hiện nay khối này sẽ giữ nguyên hiệu lực của 80% những điều luật đã từng chi phối hoạt động của EU và cho phép tự do buôn bán, tự do di chuyển qua biên giới của các nước thành viên các nguồn vốn hàng hoá, dịch vụ và sức lao động. Với nguồn bổ sung mới này EEA chiếm hơn 40% thương mại quốc tế – đây là bước tiến mới trong việc thống nhất châu Âu, là một nhân tố góp phần ổn định châu Âu. Chắc chắn trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế sẽ có sự thay đổi ngoạn mục trong 3 cột trụ là đồng USD, EURO, và Yên, địa vị của đồng EURO sẽ dần được nâng cao, có nhiều ý kiến cho rằng nó sẽ có khả năng thay thế đồng USD trong các chức năng là đơn vị tính toán, tiền tệ dự trữ và cả chức năng can thiệp vào thị trường tài chính. Hiện nay đã có một số nước tỏ ý muốn một phần ngoại hối của mình và ngoại tệ dự trữ là đồng EURO, đặc biệt trong đó có Trung Quốc. Về vai trò là đồng tiền thanh toán quốc tế, hiện nay đồng tiền của các nước EU chiếm 35%, đồng USD chiếm 42%, đồng Yên Nhật chiếm 12% trong các giao dịch ngoại hối.

Đây quả là những thành tựu hết sức to lớn về kinh tế của liên minh Châu Âu, nhưng để duy trì giữ vững những thắng lợi này EU phải vượt qua được những trở ngại chủ quan và khách quan đang thách thức. Đó là những sự bất đồng trong khối khi tham gia các tổ chức khác như liên minh tiền tệ EMU, sự bất đồng trong hiệp định Maastricht, sự bất đồng giữa các quyết định của các thành viên với tổ chức EU, sự bất đồng giữa nước mới gia nhập EU với các nước thành viên cũ của nó. Thêm vào đó, là ngay bản thân các nước EU còn nhiều yếu kém hơn khi so sánh với Mỹ hay Nhật Bản, đặc biệt là các chỉ số thất nghiệp, lạm phát hay mức tăng trưởng GDP (xem hình 3 và 4 minh hoạ dưới đây).

Hình 3: Tỷ lệ lạm phát của EU, Mỹ và Nhật Bản

Hình 4: Tỷ lệ thất nghiệp của EU, Mỹ và Nhật Bản

Mặc dù còn nhiều chỗ bất đồng giữa các nước trong khối, nhưng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo EU và sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia thành viên trong chính sách kinh tế – tài chính, phân phối lại vấn đề vốn để giúp đỡ các nước chậm phát triển trong khối EU không những đã ổn định được nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội bình quân, mà còn đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn cộng đồng. Nếu giờ đây EU khắc phục những điều bất cập nói trên, thì có thể EU trở thành trung tâm kinh tế mạnh nhất nhì thế giới.

Tiềm năng khoa học và công nghệ

Năng lực khoa học và công nghệ

Nguồn tài chính

Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cho toàn thế giới lên tới khoảng 479 tỷ USD trong năm 1994. Phần lớn R&D được tiến hành tại Bắc Mỹ là 37,9%, Tây Âu là 28% còn Nhật Bản và các nước NICs chiếm 18,6%. Trung Quốc hiện nay chiếm khoảng 4,9% chi phí trên thế giới, Ấn Độ và các nước Trung Á 2,2%, cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) khoảng 2,5% và Mỹ Latinh là 1,9%.

Bảng 1: GERD, GDP và tỷ lệ giữa GERD/GDP của Châu Âu

(GERD và GDP theo khối lượng (tỷ USD) và theo tỷ lệ % so với thế giới)

Khu vực GERD GDP
Khối lượng(tỷ USD) % Khối lượng(tỷ USD) %
EU 131,5 28,0 7.258 22,2
Trung và Đông Âu 4,4 0,9 549 1,7
CIS 11,8 2,5 1.179 3,6

Nguồn: World science Report 1998

Về tỷ lệ giữa tổng chi phí quốc nội cho R&D (GERD) với GDP, ở Bắc Mỹ là 2,5%, Nhật Bản và NICs là 2,3% là những nơi có tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là EU là 1,8% và Châu Đại Dương là 1,5%. Các nước CIS, Trung và Đông Âu gộp lại là 1%, Ấn Độ và các nước Trung Á là 0,6% giữ vị trí trung gian, còn tỷ lệ GERD/GDP thấp nhất là 0,2 – 0,3%.

Nhân lực khoa học và công nghệ của EU

Người ta có thể định lượng “nhân lực khoa học – công nghệ” hoặc bằng số người trong độ tuổi lao động được đào tạo về các lĩnh vực khoa học công nghệ (dù được đào tạo chính thức hay không chính thức) hoặc bằng số người tham gia vào một công việc đòi hỏi phải có một bằng cấp nào đó về khoa học công nghệ dù chính thức hay không chính thức. Định nghĩa này của UNESCO và từ cuốn cẩm nang Canbera của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).

Định nghĩa đầu thì rộng và bao quát một lượng lao động. Định nghĩa sau hẹp hơn nhưng nảy sinh một vấn đề khác liên quan tới quan niệm về tính toán “tham gia R&D tương đương với toàn bộ thời gian”. Định nghĩa này trên thực tế hầu như chỉ có các nước OECD dùng.

Sản phẩm và chỉ số so sánh khoa học – công nghệ trong Châu Âu:

Sản phẩm khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học thông thường được tính bằng việc xuất bản các ấn phẩm khoa học, như số lượng bài báo được in trong các tạp chí khoa học. Ấn phẩm thực sự là một sản phẩm cơ bản của công trình khoa học, nhưng không chỉ có ấn phẩm mà khoa học còn tạo ra những sản phẩm khác mang tính giáo dục bậc đại học hoặc giáo dục về mặt kỹ thuật. Vì vậy, chỉ số này chỉ được phản ánh được một mặt của hoạt động nghiên cứu khoa học mà thôi.

Bảng 2: Sản phẩm khoa học tính bằng ấn phẩm theo lĩnh vực chuyên ngành

(Tỷ lệ % so với thế giới)

Khu vực Sinh học cơ bản Nghiên cứu y học Sinh học Hoá học Vật lý KH trái đất và vũ trụ HCN và kỹ thuật Tất cả các lĩnh vực
EU 36,3 41,5 31,8 34,1 32,9 33,2 28,8 35,8
Trung và Đông Âu 1,4 0,8 1,6 4,4 3,2 1,7 2,3 2,0
CIS 1,9 0,7 2,1 8,2 9,5 4,5 4,2 4,0

Nguồn: World sience Report 1998

Theo nguồn số liệu trên đây, từ năm 1990 trở lại đây EU chiếm 35,8% và đang tăng tới 9% so với năm 1990, trong khi các vùng khác thuộc Châu Âu đều giảm như CIS hay Trung và Đông Âu. Điểm mạnh của EU chính là nghiên cứu về y học, nhưng thực chất lại chủ yếu về khoa học và công nghệ.

Bảng 3: Sản phẩm khoa học tính bằng ấn phẩm

(Tỷ lệ % so với thế giới)

Khu vực 1995 (%) 1995 (cơ sở 1990 = 100)
EU 35,8 109
Trung và Đông Âu 2,0 83
CIS 4,0 56

Nguồn số liệu của SCI và Compumath

Hoạt động công nghệ và Patăng

Theo nguyên tắc Patăng được công bố, hoạt động công nghệ có thể được biểu thị bằng số lượng Patăng do cơ quan đăng ký Patăng công bố ra. Patăng ở đây không phải là loại dụng cụ công nghiệp mà là dấu hiệu của năng lực công nghệ ở ranh giới trí thức. Trong thực tế, Patăng liên quan đến cơ quan đăng ký và do một cơ quan Patăng quốc gia công bố. Một phần của câu trả lời là chọn hai hệ thống đăng ký Patăng lớn và mang tính quốc tế nhất, đó là Mỹ và EU.

Bảng 4: Sản phẩm công nghệ tính bằng Patăng, 1990 – 1995

(Tỷ lệ % so với thế giới)

Khu vực Patăng châu Âu Patăng Mỹ
1995 (%) 1995 (cơ sở 1990=100) 1995 (%) 1995 (cơ sở 1990=100)
EU 47,4 91 19,9 78
Trung và Đông Âu 0,4 101 0,1 59
CIS 0,4 113 0,1 59

Kết quả phân tích cho thấy sự giảm nhẹ thị phần thế giới của EU trong hệ thống Patăng Châu Âu (-0,9%) trong vòng 5 năm và tương đối rõ ở hệ thống Patăng Mỹ (-22%). Các nước CIS, Trung và Đông Âu vẫn duy trì được tỷ lệ cũ của họ trong hệ thống Châu Âu, nhưng lại giảm đáng kể trong hệ thống của Mỹ.

Chỉ số so sánh sản phẩm khoa học và công nghệ

Bảng 4: Sản phẩm R&D liên quan tới GDP, 1994

( chỉ số theo GDP2)

Khu vực Ấn phẩm khoa học Patăng châu Âu Patăng Mỹ
EU 161 213 89
Trung và Đông Âu 120 25 7
CIS 112 10 3

Nguồn: Indication of world science today

Chỉ số sản phẩm khoa học theo GDP vừa gắn với chi phí R&D, vừa gắn với tầm quan trọng của các nhà nghiên cứu mang tính hàn lâm trong khuôn khổ hoạt động R&D quốc gia (ở bảng trên). Nhìn vào bảng trên ta thấy EU chiếm tỷ số khá cao trong các nước Châu Âu tới 121, trong khi các nước CIS là 112 hay Trung và Đông Âu là 120 đều cao hơn các nước bình quân trên thế giới. Tuy nhiên chỉ số này vẫn còn thấp hơn Bắc Mỹ là 222 hay châu Đại Dương là 161.

So sánh các chỉ số khoa học và công nghệ của EU với Mỹ và Nhật Bản:

“Hệ thống đổi mới” của mỗi thành viên trong 3 nhóm EU, Mỹ và Nhật Bản đều có đặc trưng riêng khi nói về cơ cấu cấp tài chính. Ở EU thì ngân sách nhà nước – dân dụng công cộng tương đối quan trọng, ở Mỹ thì ngân sách quân sự, ở Nhật Bản thì do ngành công nghiệp cấp chủ đạo.

Về việc tiến hành hoạt động R&D, các trường đại học và các viện nghiên cứu nhà nước trong EU chiếm tỷ lệ tương đối cao hơn; còn ở Mỹ và Nhật Bản thì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Nếu so sánh với thành viên khác của “nhóm 3 đỉnh cao” thì EU có tốc độ tăng trưởng trên mức bình quân về khoa học trái đất và vũ trụ là +17% và về sinh thái học/sinh thái học ứng dụng là +12% trong vòng 5 năm đến 1995.

Điều đáng ngạc nhiên là bộ môn mạnh nhất của EU là nghiên cứu y học – chỉ tăng trưởng rất nhỏ là +5%, tiến không nhanh so với các ngành kỹ thuật vốn là lĩnh vực yếu nhất của họ là 5%. Trong khi đó thì mô thức tiến hoá của Mỹ theo hướng đi sâu vào chuyên môn, hai bộ môn tương đối yếu nhất của họ là sinh thái học/sinh thái học ứng dụng và vật lý, thực tế tăng trưởng là -9% trong khoảng 1990 – 1995 (so với việc giảm bình quân cho tất cả bộ môn là 4%). Tuy nhiên hai lĩnh vực là mạnh nhất là nghiên cứu y học và sinh học cơ bản của Mỹ thì đạt tốt hơn trên mức bình quân. Còn tại Nhật Bản, ba bộ môn yếu (nghiên cứu y học, sinh thái học/sinh thái học ứng dụng, và các khoa học về trái đất và vũ trụ) đã có độ tăng trưởng trung bình so với cả nhóm (15%, 17% và 13%); trong khi ba bộ môn yếu hơn như toán học thì vẫn còn tiếp tục giảm 12%.

Về phương diện sản phẩm công nghệ (đo bằng số lượng Patăng), tình hình của Mỹ trái ngược hẳn với EU và Nhật Bản. Giữa năm 1990 – 1995, phần Patăng tính theo hệ thống Patăng Châu Âu tăng từ 25,7% lên tới 32,1% so với thế giới và theo hệ thống của Mỹ, tăng từ 45,5% lên tới 49,2%. Trong cùng thời kỳ ấy, EU đều mất điểm trong cả hai hệ thống (5 điểm); còn Nhật Bản mất 3 điểm trong hệ thống Châu Âu nhưng vẫn còn duy trì mức cũ theo hệ thống của Mỹ (sau sự tăng trưởng ngoạn mục vào những năm 1980). Trong các lĩnh vực công nghệ tương đối yếu như điện tử/đồ điện và hoá học/dược, EU đã trở lại mức bình quân năm 1995. Còn trong lĩnh vực thứ ba yếu là thiết bị đo đạt mức dưới trung bình. Ngược lại, ba điểm này là ba điểm mạnh của Mỹ và họ đứng trên EU về cả ba. Về thiết bị đo, Mỹ chiếm tới 31% so với thế giới, còn hai lĩnh vực kia Mỹ đạt tới 21%. Nhật Bản vẫn đi vào chuyên môn hoá về hàng điện tử/điện dân dụng nhưng họ đang bị mất đi một cách nhanh chóng vị thế trong các lĩnh vực dụng cụ đo và hoá học/dược.

Trong khuôn khổ hệ thống Patăng Mỹ, hàng điện/điện tử từ lâu vẫn tụt sau các sản phẩm công nghệ của EU (chỉ đạt 11% so với thế giới) và đây chính là lĩnh vực mà EU mất nhiều vị trí nhất trong khoảng thời gian 1990 – 1995 là -34%. Về phần mình, Mỹ cũng có vị thế chủ đạo về thiết bị đo với mức tăng là 14% và về hoá học/dược với mức tăng là 6%. Còn Nhật Bản thì giữ được, thậm chí còn tăng phần trăm so với thế giới về các hàng điện/điện tử. Ngược lại, về lĩnh vực khá nhất thứ hai là dụng cụ đo thì họ lại có mức tăng âm (-9%).

Nguồn: https://voer.edu.vn/m/khai-quat-ve-lien-minh-chau-au-eu/76f7584a

Thể thức và quy định bầu cử Tổng thống Mỹ


Về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ

Luật pháp Mỹ qui định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm một lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2/11, muộn nhất ngày 8/11. Cuộc bầu cử năm nay rơi vào ngày 6/11. Trong xã hội hiện đại đó chỉ là một ngày ngẫu nhiên nhưng lại từng có rất nhiều ý nghĩa với nước Mỹ vào những năm 1800.
Trong những năm đầu tiên mới thành lập nước Mỹ, ngày bầu cử Tổng thống được ấn định cho từng bang riêng biệt, vì vậy có nhiều ngày bầu cử nhưng chủ yếu đều tập trung vào tháng 11. Lý do là vì các đại cử tri phải gặp mặt ở các bang vào ngày thứ tư đầu tiên của tháng 12, mà cuộc gặp đó phải diễn ra trước ngày bầu cử 34 ngày, do đó ngày bầu cử phải được tổ chức trong tháng 11.
Việc tổ chức bầu cử trong tháng 11 còn có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước nông nghiệp thế kỉ XIX. Khi đó, việc thu hoạch mùa màng đã hoàn tất và mùa đông chưa đến nên cử tri sẽ tích cực đi bỏ phiếu hơn.
Đến những năm 1840, Quốc hội Mỹ đưa ra quyết định bỏ phiếu thống nhất trong một ngày trên toàn nước Mỹ.
Còn tại sao cuộc bầu cử rơi vào ngày thứ Ba? Là bởi trước kia cử tri Mỹ thường đi cả ngày đường để đến địa điểm bỏ phiếu. Mặt khác, để tránh cho ngày bầu cử rơi vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ tôn giáo, Quốc hội Mỹ chọn ngày thứ Ba để cử tri dành ngày thứ hai để đi đến địa điểm bỏ phiếu và ngày thứ Tư để trở về.
Và việc ấn định ngày bỏ phiếu vào ngày thứ ba đầu tiên sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11 không hề bị gián đoạn từ năm 1840 đến nay.

* Cách thức bầu chọn
Tổng thống và Phó Tổng thống là những quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp của Chính phủ Liên bang, với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo thể thức sau:
– Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu bởi các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp.

– Mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của bang, tuy nhiên sẽ không có một Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ hoặc một quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ có lợi tức được bầu làm đại cử tri.

– Các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang và bầu Tổng thống và Phó Tổng thống bằng lá phiếu của mình. Tổng thống và Phó Tổng thống không được là cư dân của cùng một bang.

– Có hai lá phiếu khác nhau: phiếu bầu Tổng thống và phiếu bầu Phó Tổng thống.

– Kết quả cuộc bầu cử sẽ được chuyển lên chính phủ và trình lên Chủ tịch Thượng viện bằng hai bản – một bản là danh sách các ứng cử viên được bầu chọn vào chức vụ Tổng thống, với số phiếu bầu tương ứng; bản khác là danh sách ứng cử viên được bầu chọn chức Phó Tổng thống cùng số phiếu bầu tương ứng.

– Chủ tịch Thượng viện trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm. Người có số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của đại cử tri sẽ đắc cử Tổng thống.

Điều đặc biệt trong luật bầu cử Tổng thống của Mỹ là các cử tri không trực tiếp bầu ra Tổng thống. Lá phiếu của họ, gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại cử tri cho bang của mình.

* Trong trường hợp nếu không có ai đắc cử:
– Nếu không có ai đạt số phiếu đắc cử Tổng thống thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất, nhưng không quá ba người. Tuy nhiên, trong trường hợp bầu Tổng thống như thế này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu (số đại biểu quy định để tiến hành việc này gồm một hoặc các thành viên của hai phần ba các bang và phải có đa số các bang).
– Người có số phiếu bầu cao nhất cho chức vụ Phó Tổng thống sẽ đắc cử Phó Tổng thống nếu số phiếu này là đa số phiếu của tổng số đại cử tri được chỉ định.
– Nếu không có ai đạt được đa số phiếu thì Thượng viện sẽ chọn hai người có số phiếu cao nhất để bầu ra Phó Tổng thống. Số Thượng nghị sỹ cần thiết cho cuộc bầu này là không ít hơn 2/3 của tổng số Thượng nghị sỹ.

* Điều kiện tranh cử Tổng thống và các giai đoạn tranh cử
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này qui định: phải là công dân Mỹ, được sinh ra trên đất nước Mỹ, tuổi từ 35 trở lên, và cư trú tại Mỹ ít nhất 14 năm (điều kiện “sinh ra tại Mỹ” hiện vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, bởi nó loại mất khá nhiều người tài, song cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi).
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là kéo dài và phức tạp nhất thế giới. Quá trình bầu cử gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các Đảng gọi là bầu cử sơ bộ (primary election) và giai đoạn chính thức bầu Tổng thống từ trong số các ứng cử viên gọi là Tổng tuyển cử (general election).
– Giai đoạn bầu cử sơ bộ: Đây là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh trong nội bộ đảng mình, với mục đích trở thành người đại diện duy nhất của đảng trong cuộc bầu cử. Giai đoạn vận động tiến cử kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 của năm diễn ra cuộc bầu cử.
Ứng cử viên chiến thắng trong cuộc vận động sẽ tiến cử chọn ra một người để lập liên danh cùng tranh cử với mình.
– Giai đoạn Tổng tuyển cử: Sau khi các đảng đã chọn xong đại diện của đảng mình làm ứng cử viên Tổng thống cho cuộc bầu cử, ứng cử viên của các đảng sẽ tiếp tục vận động tranh cử vào chức Tổng thống.

* Cử tri và đại cử tri
Điều đặc biệt trong luật bầu cử Tổng thống của Mỹ là các cử tri không trực tiếp bầu ra Tổng thống. Lá phiếu của họ, gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại cử tri cho bang của mình. Các đại cử tri tập hợp lại trong một Cử tri đoàn của bang.

Ở Mỹ, bang California là bang đông dân nhất nước Mỹ, nên bang này có nhiều đại cử tri nhất: 55 đại cử tri, trong khi đó, có một số bang ít dân, chỉ có 3 đại cử tri. Toàn nước Mỹ có 538 đại cử tri, để trở thành Tổng thống, một ứng viên cần thu được 270 phiếu đại cử tri.
Trên thực tế, chế độ bầu cử qua đại cử tri có thể gây ra rắc rối. Các đại cử tri không bắt buộc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ cam kết ủng hộ. Như vậy khi kết quả bầu cử quá sít sao ở bang nào đó, ứng cử viên kém thế phiếu hoàn toàn có thể tìm cách thuyết phục vài đại cử tri thay đổi ý kiến để bầu cho mình mà giành phần thắng. Do thực tế đó, đã có rất nhiều ý kiến về việc có nên duy trì chế độ bầu cử qua đại cử tri hay không.
Những người tán thành chế độ đại cử tri cho rằng chế độ này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quan hệ giữa các bang và bảo vệ được lợi ích của các bang nhỏ. Còn những người phản đối thì khẳng định, đó là một phương cách bầu cử không coi trọng nguyện vọng của đa số, trái với quá trình vận động tranh cử, và tiềm tàng khả năng gây ra các cuộc khủng hoảng thể chế nghiêm trọng.
Minh họa điển hình là trường hợp của cuộc bầu cử năm 2000, khi ông Bush chỉ đạt 50.459.211 phiếu phổ thông so với 51.003.894 phiếu phổ thông của ông Al Gore, nhưng ông Bush vẫn đắc cử vì ông thu được 271 phiếu đại cử tri, trong khi Al Gore chỉ có 266 phiếu (thua đúng 5 phiếu).
Thông tin tư liệu/TTXVN

Những điều thú vị về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ


Việc ấn định ngày bỏ phiếu vào ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 đã được duy trì từ năm 1840 đến nay.

Cứ mỗi 4 năm, vào khoảng đầu tháng Một và kéo dài trong nhiều tháng sau đó, hàng loạt cuộc bầu cử sơ bộ đã được tuần tự tổ chức trên toàn nước Mỹ để từng đảng chính trị chọn ra người đại diện tranh chức Tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11.

Cử tri Miami đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống 2012 (Ảnh: AFP)

Ngày 6/11, toàn thể nước Mỹ đi bỏ phiếu để chọn một trong hai ứng cử viên, đương kim Tổng thống Barack Obama và cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney, cho chiếc ghế Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, đồng thời, chính thức khép lại sự kiện bầu cử kéo dài nhất, gây tốn kém nhất và có tiến trình phức tạp nhất trong lịch sử.

Tiến trình và thể thức tranh cử Tổng thống Mỹ có những luật lệ và nét đặc trưng rất riêng.

Theo Hiến pháp Mỹ, mọi người dân sinh ra trong lãnh thổ nước này đều có thể trở thành Tổng thống. Cho đến nay, trải qua hơn 200 năm kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ đã có tổng cộng 44 đời Tổng thống được bầu chọn theo một thể thức tranh cử khá phức tạp.

Luật pháp Mỹ qui định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm 1 lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2/11, muộn nhất là ngày 8/11. Cuộc bầu cử năm nay rơi vào thứ Ba, ngày 6/11. Trong xã hội hiện đại đó chỉ là một ngày ngẫu nhiên nhưng lại từng có rất nhiều ý nghĩa với nước Mỹ vào những năm 1800.

Tại sao cuộc bầu cử rơi vào ngày thứ Ba? Là bởi trước kia cử tri Mỹ thường đi cả ngày đường để đến địa điểm bỏ phiếu. Mặt khác, để tránh cho ngày bầu cử rơi vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ tôn giáo, Quốc hội Mỹ chọn ngày thứ Ba để cử tri dành ngày thứ Hai để đi đến địa điểm bỏ phiếu và ngày thứ Tư để trở về.

Và việc ấn định ngày bỏ phiếu vào ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 không hề bị gián đoạn từ năm 1840 đến nay.

Thông thường, vào thời điểm người dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống, danh sách ứng cử viên có thể sẽ có nhiều nhưng người ta thường chỉ quan tâm đến hai gương mặt đại diện cho hai chính đảng độc chiếm nền chính trị nước Mỹ là Đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Trong kỳ bầu cử năm nay, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney, còn gương mặt của Đảng Dân chủ là đương kim Tổng thống Barack Obama. Ngoài ra, tham gia tranh cử còn có đại diện của một số đảng phái khác với những cái tên nghe rất lạ tai là Đảng Trà (Tea Party), đảng Xanh (Green Party), Đảng Cấm đoán (Prohibition Party) nhưng chẳng mấy khi họ được “ngó ngàng” tới.

Cách thức bầu chọn

Tổng thống và Phó Tổng thống là những quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp của Chính phủ Liên bang, với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo thể thức sau:

– Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu bởi các đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do người dân bầu trực tiếp.

– Mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của bang, tuy nhiên sẽ không có một Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ hoặc một quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ có lợi tức được bầu làm đại cử tri.

– Các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang và bầu Tổng thống và Phó Tổng thống bằng lá phiếu của mình. Tổng thống và Phó Tổng thống không được là cư dân của cùng một bang.

– Có hai lá phiếu khác nhau: phiếu bầu Tổng thống và phiếu bầu Phó Tổng thống.

– Kết quả cuộc bầu cử sẽ được chuyển lên Chính phủ và trình lên Chủ tịch Thượng viện bằng hai bản – một bản là danh sách các ứng cử viên được bầu chọn vào chức vụ Tổng thống, với số phiếu bầu tương ứng; bản khác là danh sách ứng cử viên được bầu chọn chức Phó Tổng thống cùng số phiếu bầu tương ứng.

– Chủ tịch Thượng viện trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm. Người có số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của đại cử tri sẽ đắc cử Tổng thống.

Cử tri và đại cử tri

Điều đặc biệt trong luật bầu cử Tổng thống của Mỹ là các cử tri không trực tiếp bầu ra Tổng thống. Lá phiếu của họ, gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại cử tri cho bang của mình. Các đại cử tri tập hợp lại trong một cử tri đoàn của bang.

Ở Mỹ, bang California là bang đông dân nhất nước Mỹ, nên bang này có nhiều đại cử tri nhất: 55 đại cử tri, trong khi đó, có một số bang ít dân, chỉ có 3 đại cử tri. Toàn nước Mỹ có 538 đại cử tri, để trở thành Tổng thống, một ứng viên cần thu được 270 phiếu đại cử tri.

Trên thực tế, chế độ bầu cử qua đại cử tri có thể gây ra rắc rối. Các đại cử tri không bắt buộc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ cam kết ủng hộ. Như vậy khi kết quả bầu cử quá sít sao ở bang nào đó, ứng cử viên kém thế phiếu hoàn toàn có thể tìm cách thuyết phục vài đại cử tri thay đổi ý kiến để bầu cho mình mà giành phần thắng.

Những người tán thành chế độ đại cử tri cho rằng chế độ này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quan hệ giữa các bang và bảo vệ được lợi ích của các bang nhỏ. Còn những người phản đối thì khẳng định, đó là một phương cách bầu cử không coi trọng nguyện vọng của đa số, trái với quá trình vận động tranh cử, và tiềm tàng khả năng gây ra các cuộc khủng hoảng thể chế nghiêm trọng.

Minh họa điển hình là trường hợp của cuộc bầu cử năm 2000, khi ông Bush chỉ đạt 50.459.211 phiếu phổ thông so với 51.003.894 phiếu phổ thông của ông Al Gore, nhưng ông Bush vẫn đắc cử vì ông thu được 271 phiếu đại cử tri, trong khi Al Gore chỉ có 266 phiếu (thua đúng 5 phiếu).

Lương và tiêu chuẩn chế độ của Tổng thống Mỹ

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống sẽ nhận được một khoản tiền lương cho công việc. Khoản tiền này sẽ được giữ cố định trong suốt nhiệm kỳ.

Trong lần họp đầu tiên, Quốc hội Mỹ đã quyết định trả lương cho Tổng thống Geoger Washington 25.000 USD/năm. Đây là số tiền khá lớn vào thời điểm đó. Nhưng ông Washington đã từ chối số tiền lương này vì ông là một người rất giàu có.

Hiện nay, lương của Tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm (chưa đóng thuế), trợ cấp chức vụ 50.000 USD/năm (không phải đóng thuế); trợ cấp du lịch 100.000 USD/năm và chi phi tiếp khách chính thức 19.000 USD/năm (cả hai khoản này cũng không phải chịu thuế).

Ngoài lương bổng, Tổng thống Mỹ còn được các tiêu chuẩn chế độ khác như:

– Nếu công du bằng máy bay: Tổng thống Mỹ có sẵn văn phòng trên 2 chuyên cơ Boeing 747 được thiết kế đặc biệt dành riêng.

Khi tiếp đãi các quan khách quan trọng nước ngoài, Tổng thống được sử dụng Trại David ở Mariland. Đây cũng là nơi gia đình Tổng thống có thể tới nghĩ dưỡng trong những kỳ nghỉ quan trọng hoặc chính thức trong năm.

Sau khi rời chức vụ, Tổng thống cùng gia đình được Cơ quan Mật vụ bảo vệ tối đa thêm 10 năm nữa. Quy định này được áp dụng kể từ thời Tổng thống George Bush. Trước đó, tất cả các cựu Tổng thống và gia đình của họ đều được bảo vệ cho tới khi Tổng thống qua đời.

Ngoài ra, sau khi rời chức vụ Tổng thống còn được nhận tiền lương hưu, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền lương hưu của các cựu Tổng thống đã được tăng nhiều lần thông qua sự chấp thuận của Quốc hội./.

Theo chinhphu.vn

Kinh tế Việt Nam xếp sau Lào và Campuchia


Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia

Theo Quỳnh Như – Một Thế Giới – 29 Nov 2014

asean econ

Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo  trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á.

Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.

Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam kém tươi sáng là do tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kỳ vọng ban đầu, căn cứ vào số liệu của ADB

Đánh giá
Triển vọng 2014

Cập nhật          

Đánh giá
triển vọng 2015 

      Cập nhật

 Tăng trưởng GDP

 5.6 5.5 5.8 5.7

Lạm phát 

6.2 4.5 6.6 5.5

Nguồn: ADB 

Bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo do ADB phối hợp thực hiện với Đơn vị Tình Báo Kinh tế EIU. Bảng báo cáo này dựa tổng hợp dựa trên các báo cáo phân tích từ các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng, xếp sau 5 quốc gia là Lào (hạng 9), Singapore (hạng 10), Indonesia (hạng 12), Malaysia (hạng 13), Thailand (hạng 15) và xếp trên 3 quốc gia là Philippines (hạng 18), Myanmar (hạng 22), Cambodia (hạng 24) trong khu vực Asean.

Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng bao gồm khả năng tiếp thu công nghệ mới, tính sáng tạo, môi trường khuyến khích sáng chế (input) và số bằng sáng chế (output).

gam-mau-kem-tuoi-cua-kinh-te-viet-nam-hinh-anh-1_iqay

Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB; Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp 

ADB còn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức nghèo nàn, chỉ đạt 27.2/100 điểm. Dù cho hơn 90% dân Việt Nam biết chữ nhưng hệ thống trường học và giáo trình của Việt Nam bị lỗi thời.Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực có kỹ năng trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng.

Điều này cho thấy, Việt Nam bị đánh giá thấp về số lượng người tham gia học các ngành thiên về kỹ thuật và đào tào nghề. Số lượng các sáng chế được bảo hộ và các bài báo khoa học của Việt Nam  đang ở mức thấp.

Giáo dục đại học bị đánh giá thấp

Báo cáo của ADB nhận xét Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và nên có nhiều sinh viên theo học các chương trình thiên về khoa học. Nhìn chung số đơn đăng kí bằng sáng chế từ Việt Nam không ổn định và ở mức thấp trong thập niên qua, xuống rất thấp vào năm 2006.

Số đơn xin cấp bằng sáng chế từ tăng từ 322 trong năm 2011 lên 424 trong năm 2012. Tuy nhiên con số này là muốn bỏ biển nếu so với hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Chỉ riêng năm 2012, số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Nhật là 486.070 và của Hàn Quốc là 203.410.

Theo cách nhìn nhận từ báo cáo của ADB, yếu tố sáng tạo của nền kinh tế cần một đòn bẫy mạnh dựa vào năng lực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khả năng đáp ứng về năng lượng cho sản xuất. ..

Cách đánh giá của ADB cho thấy Việt Nam phải còn đối mặt với nhiều thách thức trên con đường hội nhập vào sân chơi toàn cầu. Những vấn đề về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang là sự trở ngại đối với những mục tiêu phát triển kinh tế.

Việt Nam thua cả Campuchia

Theo dự báo của World Bank, Campuchia dẫn đầu về GDP trong cả năm 2014 (các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của Campuchia trong năm 2014 sẽ đạt mức 7.2%) trong khi Việt Nam chỉ ở mức 5.5%.

Trong giới chuyên gia phân tích kinh tế nảy sinh lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời việt nam để sang đầu tư tại lào và campuchia.

Theo Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 54% doanh nghiệp được khảo sát có vốn đầu tư tại Việt Nam cho rằng họ sẽ bỏ vốn vào thị trường Lào và Campuchia.

Theo  World Bank, thu nhập đầu người bình quân tại Việt Nam ở mức 1.910 USD trong năm 2013. Con số này ở Lào là 1.645, ở Campuchia là 1.007 và Myamar là 900 USD.

Theo báo cáo của Bloomberg, vào cuối quý 2 của năm 2014, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá do nguy cơ khủng hoảng địa chính trị giữa bối cảnh giàn khoan 981 của Trung Quốc tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Không chỉ riêng Việt Nam, mà các đồng tiền khác trong khu vực cũng bị đi giảm giá ví dụ như đồng rupiah của Indonesia.

Bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cũng cần có cái nhìn khách quan trong bối cảnh đi xuống của các nền kinh tế khác trong khu vực. Chẳng hạn như nền kinh tế Philipinnes ở quý 3 cũng đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn 5 năm qua, theo tin từ Reuters.

Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) mới đây về tình hình phát triển của Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể khắc phục những nhược điểm về năng suất và  khả năng sáng tạo của nền kinh tế bằng cách tập trung vào việc phát triển một nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao.

Nguồn nhân lực ưu tú sẽ là nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam

Từ vụ Big Bang 80 năm trước – Nguyên Ngọc


Ngày 24-3 năm nay (2006), chúng ta có một ngày kỉ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh, và liền sau đó, ngày 4-4-1926, đám tang vĩ đại của ông, mà Nguyễn Ái Quốc, trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản lúc ấy đã viết là “trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”, còn học giả Hoàng Xuân Hãn mấy mươi năm sau thì gọi đó là “một big bang của tinh thần yêu nước”. Quả thực đấy là một hiện tượng kì lạ và hùng vĩ, kì lạ vì nó diễn ra ngay giữa lòng chế độ thực dân khắc nghiệt và tàn bạo, xé toang màn bao phủ đen kịt gần suốt trăm năm của chế độ ấy ra, báo hiệu rất sớm sự bất lực và tàn lụi tất yếu của nó. Hùng vĩ vì đúng là cả nước như đã đột ngột vùng lên, biến một mất mát đau thương thành một cuộc biểu dương sức mạnh dân tộc tất sẽ không còn gì ngăn lại được. Với tất cả sự nhạy cảm cáo già của chúng, thực dân Pháp đã đánh hơi khá sớm nguy cơ của cuộc bùng phát này. Ngày 23-3-1926, một ngày trước khi Phan Châu Trinh nhắm mắt, Rouelle, đốc lí TP Sài Gòn đã ban bố quyết định :

“Tất cả các cuộc biểu tình trên đường phố đều hoàn toàn bị cấm ngặt;

“Ông Chánh cảnh sát được giao nhiệm vụ thi hành quyết định này”…

Nhưng ông Chánh cảnh sát hét ra lửa ấy cùng với lực lượng công khai hùng hổ và một lũ mật thám chìm thường xuyên mật báo mọi động tĩnh từng giờ, cuối cùng đều phải bó tay. 100.000 người dân Sài Gòn, kéo dài trên 2 cây số, mang vô số biểu ngữ yêu nước, đã tiễn đưa nhà ái quốc kính yêu của mình đến nơi an nghỉ cuối cùng. Đám tang Phan Châu Trinh không chỉ chấn động vì khí thế quần chúng bừng bừng, nó còn báo hiệu một điều thậm chí có thể sâu xa hơn: nó được sắp xếp hết sức chặt chẽ và khéo léo, diễn ra nghiêm trang và trong vòng trật tự, khiến nhà cầm quyền Pháp không tìm được bất cứ lí do nào để có thể công khai đàn áp. Tức một lực lượng mới trong xã hội đã hình thành, có tổ chức giỏi giang, đầy kinh nghiệm và điêu luyện, đây mới chính là nguy cơ tiềm ẩn đáng sợ nhất đối với nền thống trị thực dân. Và lại thêm một điều này nữa, còn to lớn và tuyệt diệu hơn: tất cả các tỉnh trong cả nước đều cử đại biểu về Sài Gòn dự đám tang, rồi sau đó trở về địa phương mình, hầu như không có tỉnh thành nào thiếu mặt, tổ chức lễ truy điệu nhà ái quốc tại địa phương, tạo nên thật sự một quốc tang, của toàn dân. Chính từ các cuộc truy điệu đó đã ra đời có thể nói cả một thế hệ mới những con ngưởi ra đi, dấn thân vào con đường cách mạng: họ hoặc là những người được thức tỉnh trong chính các cuộc truy điệu cảm động ấy, hoặc do đi dự truy điệu rồi bãi khoá mà bị đuổi học và từ đó lên đường…

Hẳn rồi lịch sử sẽ còn phải tìm hểu cặn kẽ, phân tích sâu sắc, giải thích đầy đủ hơn nữa nguyên nhân và tác động của hiện tượng xã hội có một không hai xảy ra 80 năm trước này.

Vậy con người đã làm nên sự kiện đó, Phan Châu Trinh, là ai vậy? Ông từ đâu đến, đã đi theo những con đường nào, đã sống và hành động ra sao… để có thể tạo nên cuộc big bang kì lạ đến thế?

Không biết có phải tình cờ không mà những con người như vậy lại thường sinh ra từ những vùng đất hẻo lánh của đất nước. Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, một làng nhỏ nằm sâu trong một hóc núi lấn khuất ngày ấy thuộc huyện miền núi Tiên Phước, nay đã chuyển sang huyện Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Đang đúng thời Quảng Nam, do những điều kiện lịch sử đặc biệt, là một trong những trung tâm quan trọng nhất của phong trào Cần Vương, và một trong những cuộc Cần Vương vào loại anh hùng nhất mà cũng bi tráng nhất, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Duy Hiệu vừa thất bại đau đớn. Thất bại Cần Vương làm nổi bật lên một vấn đề thống thiết: sự bế tắc của con đường cứu nước. Trung liệt và anh hùng đến như cái chết của Nguyễn Duy Hiệu, thì đến Phan Bội Châu cũng thốt lên “Trời đất phải kính phục, quỷ thần phải kính ghi”, nhưng chính Nguyễn Duy Hiệu thì lại từng viết: “Sức quân ta với quân Tây không thể nào địch nhau nổi, điều đó đến đứa trẻ con cũng biết… Chúng ta cử sự, biết chắc thế nào cũng bại nhưng vì danh nghĩa phải làm!…”. Phan Châu Trinh lớn lên trong nỗi đau của sự bế tắc cùng quẫn đó. Cha ông chết bi thảm trong khởi nghĩa Nguyễn Duy Hiệu. Ông đỗ phó bảng năm 1901, cùng khoa với cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1903 ra làm quan ở Huế, chức thừa biện Bộ Lễ. Vì sao ông ra Huế và làm quan? Một con người như Phan Châu Trinh vốn từ buổi đầu tiên bước vào đời đã vốn nuôi một sự khinh bỉ sâu xa đối với con đường hoạn lộ công danh. Ông ra Huế và nhận một chức quan nhỏ hầu như vô dụng và vô nghĩa là bởi Huế bấy giờ là trung tâm chính trị quan trọng nhất cả nước, và ông cần đi vào trong một môi trường trí thức tập trung nhất của đất nước ấy lúc này. Quả thực đang có mặt tại đây những đầu óc và những nhân cách lớn nhất của dân tộc: Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Tăng Bạt Hổ, Phan Thúc Duyện, Lê Bá Trinh, Nguyễn Hàng Chi…

…Và điều còn quan trọng hơn nữa: cũng chính vì cái trung tâm trí thức đó mà tại đây cũng là nơi xuất hiện những Tân Thư, nhập cảng từ Trung Quốc, một Trung Quốc cũng đang thống thiết tìm đường đi cho dân tộc mình trong một thời đại đang chuyển động dữ dội. Đó là các tác phẩm của các nhà cách mạng Trung Hoa Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, và cả những tác phẩm quan trọng nhất của các nhà khai sáng của cách mạng Pháp Montesquieu, Jean-Jacques Rousseau… được dịch ra chữ Hán. Cả cái môi trường trí thức dân tộc ở Huế bị khuấy động dữ dội vì các trước tác mới lạ đó. Song chính ở đây có thể nhận ra nét đặc sắc nhất và từ đó vị trí độc đáo nhất của Phan Châu Trinh trong lịch sử cận đại Việt Nam: đọc Tân Thư bấy giờ thì có hàng trăm người và đều là những bậc đại trí, nhưng bị Tân Thư lay chuyển mãnh liệt nhất, sâu sắc nhất, đi đến thay đổi dứt khoát, quyết liệt nhất thì chỉ có ông, và sau đó là hai người đồng chí tâm huyết nhất của ông Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng, làm thành nhóm tư tưởng và hành động nổi tiếng thường được gọi là “Bộ ba Quảng Nam”. Nói cho thật đúng ra, một cuộc cách mạng tư tưởng trong ông đã hình thành. Ông từ quan, vì ông ra Huế làm quan chỉ vì có mỗi mục đích đó, nay đã có được rồi. Và trở về Quảng Nam, cùng hai đồng chí Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng bắt tay chuẩn bị cho cái ít lâu sau đó sẽ được gọi là Phong trào Duy Tân lừng danh…

Thỉnh thoảng tôi hay tìm đọc lại những trước tác của của các cụ ta xưa, thời đầu thế kỉ XX, khi chữ quốc ngữ mới trở thành ngôn ngữ viết chính thức của chúng ta, và thật ngạc nhiên, hoá ra thời ấy các cụ đều từ Nho học chuyển sang cả và đều vốn là những nhà nho hết sức thâm thuý, vậy mà các cụ viết quốc ngữ rất hay, và đặc biệt hết sức chặt chẽ, dùng chữ nào ra chữ ấy, chín đến cùng, chắc chắn mỗi chữ đều là kết quả của những suy nghiệm thậm chí cả đời người. Huỳnh Thúc Kháng, người duy nhất trong bộ ba Quảng Nam còn sống đến sau Cách mạng Tháng Tám, có viết một câu ngắn mà thật lạ về Phan Châu Trinh: “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Trong khi ông không hề dành nhận định đó cho Phan Bội Châu, nhà yêu nước kiệt xuất, mà cả Phan Châu Trinh và chính ông đều rất gần gũi và kính trọng.

“Nhà cách mạng đầu tiên” của một thời kì vào loại bi tráng nhất trong lịch sử dân tộc, khi mọi công cuộc tìm đường cứu nước anh hùng nhất đều bế tắc đau đớn. Bế tắc vì rất anh hùng nhưng đều lẩn quẩn mãi trong tầm nhìn cũ. Không sao tìm được đúng con đường ra vì trước hết không tìm được đúng nguyên nhân, không đi tìm nguyên nhân đúng chỗ đáng cần tìm. Về sau này học giả Hoàng Xuân Hãn đã có một đánh giá quan trọng về Phan Châu Trinh, cứ như cắt nghĩa thêm nhận định của Huỳnh Thúc Kháng. Ông nói: “Sau khi phong trào Cần Vương bị đàn áp tan rã hoàn toàn, Phan Châu Trinh đã đi sâu nghiên cứu những nhược điểm cơ bản về văn hoá xã hội Việt Nam, cụ thấy rõ nguyên nhân sâu xa đã đưa đến mất nước là sự thua kém của xã hội ta so với phương Tây. Phan Châu Trinh đã đưa ra đường lối mới để tìm lối thoát cho con đường cứu nước….”. Khác với tất cả nhũng người đi trước và những người đồng thời, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi tìm nguyên nhân mất nước không phải ở đâu khác mà là ở trong văn hoá, trong “những nhược điểm cơ bản về văn hoá của xã hội Việt Nam”. Nhược điểm, thua kém so với ai? “So với phương Tây”. Nói cách khác, theo ngôn ngữ ngày nay, ông là người Việt Nam đầu tiên nhận ra cuộc toàn cầu hoá thời bấy giờ, cuộc toàn cầu hoá lần thứ nhất, trong đó Việt Nam đã thua, vì vẫn sống như chưa hề có thực tế thời đại to lớn đó. Thời đại đã thay đổi. Đối thủ của chúng ta đã thay đổi. Trong tất cả các cuộc chống ngoại xâm suốt hàng nghìn năm trước, có những lần tương quan lực lượng giữa ta và kẻ thù từng rất chênh lệch bất lợi cho ta, song cả hai đều thuộc về cùng một thời đại lịch sử, đấy đều là những cuộc xâm lược và chống xâm lược trong nội bộ chế độ phong kiến phương Đông. Lần này khác hẳn: chúng ta thua, một cách tất yếu, vì thấp hơn đối thủ của mình một thời đại. Muốn cứu dân tộc, phải khắc phục khoảng cách về thời đại đó, đưa dân tộc mình lên ngang cùng thời đại với đối thủ của mình, rồi từ đó mới có thể giải quyết mọi vấn đề trên cùng một bình diện thời đại với họ. Đó là con đường cứu nước, cứu dân tộc duy nhất. Cũng có thể nói cách khác: Phan Châu Trinh đã tiến một bước rất xa trong nhận thức về số phận dân tộc; ông không chỉ đặt vấn đề độc lập dân tộc, ông đặt vấn đề phát triển dân tộc, ông cho rằng phải nhìn và đặt vấn đề độc lập dân tộc trong toàn bộ vấn đề rộng xa hơn nhiều là phát triển dân tộc trong một thời đại đã đổi khác một cách căn bản…

Nhiều người thường bảo Phan Châu Trinh là người Quảng Nam nhất trong những người Quảng Nam. “Quảng Nam hay cãi”, ông quyết cãi lại toàn bộ giới sĩ phu thông thái nhất thời ông, một mình khẳng định một chân lí mới.

Song sự khẳng định đó đối với chính ông không hề đơn giản. Nghiệm ra rồi, ông phải tự mình kiểm tra nó cho đến tường tận trong thực tiễn. Ông cùng hai bạn tâm huyết Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đi khắp vùng Quảng Nam, lên tận đầu nguồn sông Thu Bồn, tìm hiểu tình hình dân chúng, sau đó làm một cuộc Nam du, rủ nhau xuống xem tận mắt một chiến hạm Nga tại Cam Ranh (bấy giờ việc quân đội Nhật thắng hải quân Nga hoàng đang gây phấn chấn đối với các dân tộc châu Á), vào đến Ninh Bình Thuận, nơi đang tập trung các sĩ phu nổi tiếng nhất từ Nam Kì ra như Nguyễn Thông, Trà Quý Bình, Trương Gia Mô, Huỳnh Văn Đẫu, Huỳnh Ngọc Chi, Trương Gia Hội, Hồ Tá Bang…, cùng họ lập nên trường Dục Thanh và hội buôn Liên Thành, những cơ sở giáo dục và thương nghiệp thí điểm đầu tiên của phong trào Duy Tân. Rồi ông ra ngay Hà Nội, bắt liên lạc với các sĩ phu Bắc Hà và cả với những người Pháp tiến bộ trong Liên minh Nhân quyền, cùng Babut chủ trương tờ báo Đại Việt tân báo, trong đó ông giữ vai tổng biên tập phần chữ Hán; tham gia sáng lập và giảng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục cùng Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh… Lại xuống Nam Định, gặp nhà tư sản nổi tiếng Bạch Thái Bưởi. Lên tận Yên Thế, gặp và tìm hiểu Hoàng Hoa Thám. Hoàng Hoa Thám mời ông ở lại làm quân sư, như một thứ vai trò tham mưu trưởng cho mưu đồ khởi nghĩa của mình, nhưng ông từ chối, ra đi với nhận định: “Hoàng Hoa Thám tuy quả cảm, mưu lược, bền gan, giỏi việc dùng binh, nhưng đương thời cuộc cạnh tranh này mà nội tình ngoại thế không rõ, bo bo một góc rừng thì làm thế nào mà tồn tại được”. Cuối cùng, ông làm cuộc thử nghiệm quyết định nhất: sang Nhật, để tận mắt quan sát công cuộc duy tân của Nhật Bản, và trao đổi, tranh luận với Phan Bội Châu. Ông đi Nhật trên một chiếc tàu biển, giả làm người thợ phụ đốt lò trên tàu. Hai kết luận lớn ông rút ra từ chuyến đi này: “Xem dân trí nước Nhật rồi đem dân trí ta so sánh thật không khác gì đem con gà đọ với con chim cắt già… Trình độ quốc dân Nhật như thế, trình độ quốc dân ta như thế, không nô lệ làm sao được”. Kết luận thứ hai, qua những tranh luận thẳng thắn và quyết liệt với Phan Bội Châu: Nhật Bản nhất định sẽ trở thành đế quốc. Dựa vào Nhật, thì “không mất nước vào tay Pháp cũng sẽ mất nước vào tay Nhật thôi!”.

Cuộc xét duyệt đã xong, con đường đi đã quyết, ông trở về Quảng Nam, ngồi ở thôn Tây Lộc trong cái hóc núi hoang vắng quê ông, viết bức “Thư gửi Toàn quyền Beau”, bản tuyên ngôn dõng dạc của Phong trào Duy Tân. Người bí mật mang bức thư đó ra Hà Nội, trao cho Babut, ông này lại trao lại cho giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ để nó được công bố lần đầu tiên trên tờ tạp chí của Viện này, là một người học trò tin tưởng của ông, Phan Khôi, một người Quảng Nam cũng rất đậm tính khí Quảng Nam gần hệt ông.

Một trăm năm đã trôi qua kể từ ngày ấy. Nay nhìn lại, càng thấy lừng lững nhân cách đặc biệt của Phan Châu Trinh. Ông gần như đã tự một mình tìm ra một con đường riêng khác hẳn, thậm chí ngược lại tất cả những người cùng thời, và tìm ra được rồi, thử nghiệm chặt chẽ rồi, đầy đủ tự tin cao độ rồi, thì ông quyết đi con đường đó cho đến cùng, đến triệt để nhất. Ông có viết một câu rất lạ: “Tôi xin nói thực với các anh, tôi đã bỏ hai phần ba đời tôi để tìm thấy thuốc mà chữa trị cho nước nhà. Thông minh tôi tuy kém, tài trí tôi tuy hèn, nhưng trong buổi giao thời này tôi có thể dám nói rằng: cái trách nhiệm nòi giống của dân tộc Việt Nam, tôi không nhường cho ai được cả”. Ông nhất quyết không nhường cho ai cả, khăng khăng nhận lấy mà làm vì ông tin rằng đó là con đường duy nhất đúng. Tính khí của Phan Châu Trinh, như đã nói, là một tính khí đặc biệt tiêu biểu Quảng Nam, “vừa có cốt cách đại nho lại vừa là kẻ “bạt mạng”, vừa ở trong khuôn khổ, vừa luôn luôn muốn đạp phá khuôn khổ”, hoặc như người bạn thân thiết của ông Huỳnh Thúc Kháng nói: “Tính cách Tiên sinh nhiều điều khác người mà nhất là cái tinh thần tự chủ. Không kì việc gì, không kì hạng người nào, chỉ bằng theo lương tâm mình mà phán đoán đối phó, không khi nào chịu bó mình theo tình thế bề ngoài. Vì thế mà câu nói việc làm thường vượt ra ngoài vòng lưu túc, người ta lấy làm kinh hãi, dẫu cho người cùng đảng phái mà không phải tâm trí (tức tâm phúc) cũng không mấy người thích”… Tuy nhiên ở đây không chỉ là vấn đề tính cách. Ở đây chính là cái điều đã khiến Huỳnh Thúc Kháng hạ một đánh giá hiếm thấy “nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Cuộc tranh luận giữa Phan Châu Trinh với Phan Bội Châu trên đất Nhật thật là một “xen” tuyệt vời trong tấn kịch thời thế của lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX. Hai đầu óc lớn nhất của đất nước thời bấy giờ, hai bầu tâm huyết cùng sục sôi, hai người bạn thân thiết, kinh trọng nhau đến mức, bảo vệ nhau đến cùng, nhưng không phải là hai người đồng chí. Cuộc tranh cãi giữa họ, suốt hơn một tháng trời, thẳng thắn, gay gắt, quyết liệt đến cùng, nhất quyết không ai chịu ai. Giữa họ là một ngã rẽ lớn của cách mạng Việt Nam, sự cùng quẫn của một con đường cũ bế tắc và sự khởi xướng một con đường mới “xác định một cách rành mạch, sáng rõ nhất những nan đề lâu dài mà các thế hệ người Việt Nam sẽ phải và mãi mãi còn phải đảm nhận”. Phan Bội Châu đưa cho Phan Châu Trinh đọc tác phẩm “viết bằng lệ rỏ tựa máu” của mình, “Lưu cầu huyết lệ”. Phan Châu Trinh đọc xong, một mực bài bác riết, cho “Sào Nam là một người hào kiệt nóng lòng việc nước mà kiến thức thì chưa thoát khỏi khuôn sáo cũ chút nào”. Có lẽ trong lịch sử cận đại và hiện đại nước ta hiếm thấy một cuộc tranh luận nào độc đáo và kì lạ đến thế.

Từ giã Phan Bội Châu, học thuyết cứu nước của Phan Châu Trinh đã dứt khoát hình thành. Và công cuộc Duy Tân do bộ ba Phan, Trần, Huỳnh chính thức bắt đầu, từ Quảng Nam, nhanh chóng loan ra khắp Trung Kì, rồi cả nước, chấn động đến cả bên chính quốc Pháp. Ấy là vào năm 1906. Chỉ hai năm sau, nổ ra sự kiện long trời lở đất “Trung Kì dân biến” 1908.

*

* *

Nhìn lại phong trào Duy Tân Phan Châu Trinh, có điều có thể coi là hết sức kì lạ: không hề có tổ chức đảng hay mưu đồ khởi nghĩa nào hết, như tất cả các phong trào yêu nước, cứu nước trước đó và cả sau đó. Chỉ có một cuộc khai hoá rộng lớn và sâu sắc, bằng một công cuộc gieo rắc vào quảng đại quần chúng những kiến thức và tư tưởng mới, làm cho cái quần chúng đang sống trong cõi tối tăm mịt mùng ấy biết rằng có một thế giới mênh mông bao quanh mình, cái mà ngày nay ta gọi là một cuộc toàn cầu hoá đang diễn ra, mình đang sống trong thế giới ấy, mình phải và có thể vươn tới, hoà nhập vào cái thế giới ấy, cái thế giới trong đó mỗi con người đều có những quyền của mình, mà mình đang không được hưởng. Công việc “tổ chức” chủ yếu của phong trào Duy Tân là gieo rắc tri thức. Phan Châu Trinh là người có lòng tin khổng lồ vào sức mạnh của tri thức. Ông tin tưởng sâu sắc rằng nhân dân có tri thức thì có thể lay trời chuyển đất. Ông căm ghét đến xương tuỷ sự ngu muội, chính sách ngu dân, quyết liệt chống lại nền giáo dục hư học chỉ nhằm ngu dân, nhốt chặt dân tộc trong vòng u mê tối mò. Ông chủ trương một cuộc đại vận động dân chủ, dân quyền (Nguyễn Sinh Sắc gọi Phan Châu Trinh là “Nam quốc dân quyền tiên tổ chức”, người tổ chức nền dân quyền đầu tiên ở nước Nam). Và dân chủ, dân quyền, đối với ông, trước tiên, tiên quyết là quyền được thông tin, như cách nói ngày nay. Dân biết. Người dân phải được biết mình có những quyền gì, và biết rẳng minh chưa được hưởng những quyền đó. Dân biết thì dân sẽ đứng dậy. Sẽ tự quyết định vận mệnh của mình. Trao sự hiểu biết cho dân, có thể nói đó là tất cả nội dung chủ yếu của phong trào Duy Tân Phan Châu Trinh.

Cho nên, phong trào ấy, rất kì lạ và rất thú vị, về cơ bản lại là một cuộc vận động cải cách giáo dục vĩ đại, vĩ đại vì nội dung tân tiến và cả vì quy mô của nó, ngay trong lòng chủ nghĩa thực dân. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, nhất là Trần Quý Cáp say sưa đi diễn thuyết ở khắp nơi, đi đến đâu lập tức đánh trống tập họp dân chúng đăng đàn truyền bá cho họ học thuyết mới mẻ mà gần gũi của mình. Và quan trọng nhất, lập khắp vùng nông thôn Quảng Nam cả một hệ thống trường kiểu mới, trên 60 trường ra đời trong một thời gian ngắn, dạy và học theo kiểu hoàn toàn mới, với một chương trình hoàn toàn mới: dạy chữ quốc ngữ, dạy văn, dạy toán, dạy lịch sử, dạy địa lí, dạy “bác vật” (khoa học tự nhiên), dạy “đi buôn” (kinh tế), dạy nghề (bách khoa), dạy rèn luyện thân thể, dạy quân sự, dạy tiếng Pháp, và cả tiếng Nhật… Nếu Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội chủ yếu nhằm vào con em các sĩ phu, thì các trường Duy Tân Quảng Nam phổ biến khắp nông thôn, nhằm vào quảng đại quần chúng lao động. Học đi đôi với hành. Hai tổ chức chủ yếu thời Duy Tân này là các trường học, gọi là Hội Học, và các Hội Buôn, thực hành kinh tế và làm tài chính cho phong trào. Và ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước, lí trưởng Lê Cơ, một nhà Duy Tân tích cực, tiến hành một thực nghiệm xã hội độc đáo: tổ chức cái làng của ông theo mô hình lí thuyết xã hội của Phan Châu Trinh… Hoàng Xuân Hãn có đánh giá rất chính xác: trong thực tế, Phan Châu Trinh, cùng các đồng chí của ông, đã thực sự tiến hành “một cuộc cách mạng tân văn hoá”. Ngay trong lòng chế độ thực dân. Ông gọi đó là “khai dân trí”. Có khai dân trí thì mới đi đến được “chấn dân khí”. Và từ đó “hậu dân sinh”. Ông không chủ trương đi con đường bạo lực lúc bấy giờ. Ông cho rằng nếu bằng con đường ấy giành được độc lập, mà dân trí vẫn u mê như cũ, không có dân chủ, dân quyền, thì nền độc lập đó cũng vô nghĩa và không thể bền vững…

Thực tế lịch sử không bao giờ đi đúng nguyên con đường những người định dắt dẫn nó đề ra. Tri thức được gieo vào quần chúng lập tức biến thành sức mạnh, thậm chí ngoài sức tưởng tượng và chủ ý của những người chủ trương phong trào. Chỉ không đầy ba năm khai dân trí, bắt đầu từ một tình huống gần như ngẫu nhiên, không hề có sự chỉ huy của các lãnh tụ Duy Tân, cuộc chống sưu chống thuế bùng nổ ở Quảng Nam, nhanh chóng loan ra khắp Trung Kì, biến thành sự kiện lớn trong lịch sử cận đại được gọi là cuộc Trung Kì Dân Biến, có thể coi là cuộc thử nghiệm bạo lực chính trị của quần chúng lớn nhất trước Cách mạng Tháng Tám 1945… Trung Kì Dân Biến có cả hai mặt của nó: nó là sáng tạo của quần chúng bổ sung yếu tố bạo lực vào phong trào, là hiện tượng lịch sử gần như tất yếu trong điều kiện lúc bấy giờ. Mặt khác, kẻ thù cũng nhân cơ hội đó đánh tan công cuộc Duy Tân (và cùng lúc các phong trào yêu nước khác nữa), khiến nó thành một trào lưu lịch sử văn hoá vĩ đại mà dở dang.

Không ai nói “nếu” được với Lịch sử. Trong Lịch sử có chúng ta mà cũng có kẻ thù, có tình thế trong nước mà cũng có tình thế thế giới với cấc thế lực chằng chịt đan xen. Lịch sử đã diễn ra thực tế như nó đã diễn ra. Độc lập dân tộc đã được giành lại bằng một cuộc chiến tranh anh hùng, mà chúng ta bắt buộc phải làm, và khi phải làm thì đã làm cực giỏi.

100 năm đã qua. 80 năm đã qua. Có phải vấn đề hôm nay là tiếp tục công cuộc “cách mạng tân văn hoá”, như cách gọi của Hoàng Xuân Hãn, mà Lịch sử, với tất cả sự thật khắc nghiệt của nó, đã buộc chúng ta còn để dở dang từ ngày con người ấy, “khuôn mặt sáng giá nhất của Việt Nam” đầu thế kỉ XX đã khởi xướng, và chưa xong.

Tiếp tục công cuộc “khai dân trí”, cho hội nhập trong cuộc toàn cầu hoá mới này. Vụ Big Bang 80 năm trước còn tiếp tục hôm nay.

Tháng 12.2005